Những câu chuyện trên và hàng trăm câu chuyện tương tự được kể trong
quá trình nghiên cứu đã cho thấy rằng chất lượng đối với người Mỹ mang
một ý nghĩa khác so với người Nhật, nó kém cao quý hơn.
Mật mã văn hóa của chất lượng ở Mỹ là NÓ HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC.
Tiêu chuẩn này có phần thấp hơn so với “không có lỗi”. Quả thật, điều
này gợi lên câu hỏi: “Nếu chất lượng chỉ đơn thuần là hữu dụng, vậy hoàn
hảo có nghĩa là gì?”. Trong suốt những buổi khám phá về sự hoàn hảo,
những thông điệp được nêu ra từ các câu chuyện đều giống nhau:
“Tôi không có ký ức nào về sự hoàn hảo. Có ai có không? Đối với tôi,
sự hoàn hảo không phải là một phần của cuộc sống.” – một phụ nữ 57
tuổi.
“Điều hoàn hảo duy nhất trong đời tôi là đứa con gái sáu tuổi của tôi.
Tôi không hình dung ra được bất cứ thứ gì hoàn hảo nữa. Sự hoàn hảo
là thứ không có thật.” – một phụ nữ 37 tuổi.
“Mọi thứ tôi từng nghĩ là hoàn hảo rốt cuộc vẫn khiến tôi thất vọng –
các sản phẩm, con người, tất cả đều giống nhau. Có thể mọi thứ hoàn
hảo ở một thế giới khác nhưng chắc chắn không phải là ở thế giới
này.” – một người đàn ông 48 tuổi.
“Tôi chưa từng thấy thứ gì hoàn hảo trong đời mình. Tôi còn không
chắc là mình có muốn thấy thứ đó không nữa. Nếu một thứ gì đó hoàn
hảo tức là không gì có thể tốt hơn được nữa. Tôi không thích ý tưởng
đó.” – một phụ nữ 26 tuổi.
“Tối nọ, một người bạn của tôi đã chơi một ván bowling hoàn hảo.
Chúng tôi mua bia và tổ chức ăn mừng hoành tráng. Mọi người ai nấy
đều phấn khích. Lần kế tiếp chúng tôi đi chơi bowling, anh ấy chỉ chơi
được tầm 143 điểm – thật tệ. Điều đó khiến tôi tự hỏi rằng một ván
chơi hoàn hảo biến mất quá nhanh như vậy thì hoàn hảo đến mức
nào.” – một người đàn ông 55 tuổi.
Những cụm từ như “không phải là một phần của cuộc sống này”, “là thứ
không có thật” và “chắc chắn không phải là ở thế giới này” mô tả sự hoàn