lại là một phần của những gì làm nên nước Mỹ và chúng ta luôn trở lại
mạnh mẽ hơn với vị thế có ảnh hưởng lớn hơn. Con đường phát triển của
nước Mỹ đầy rẫy những đỉnh cao và vực sâu nhưng những đỉnh cao luôn
ngày càng cao hơn. Mới đây, nhà đầu tư tỷ phú Kirk Kerkorian đã mua một
lượng lớn cổ phiếu của General Motors. Xét theo tình trạng kiệt quệ của
công ty, điều này dường như không hợp lý. Kerkorian đang đánh cược rằng
GM đang ở trong trạng thái gã khổng lồ say ngủ, nghĩa là công ty này sẽ
không chỉ giải quyết được những khó khăn mà còn mở ra con đường đưa
công ty quay lại vị trí dẫn đầu thị trường. Nếu đọc những tít báo cũng như
xem xét quan điểm của thế giới ngày nay, bạn sẽ nói rằng nhìn tổng thể thì
nền văn hóa Mỹ đang ở trong một giai đoạn hố sâu: nền kinh tế giậm chân
tại chỗ, chính sách ngoại giao sai lầm, nhiều tổ chức chính phủ thất bại
trong việc cung cấp những dịch vụ thiết yếu. Những ai cho rằng hố sâu này
là biểu hiện của một sự sụp đổ vĩnh viễn là những người không chú ý vào
tổng thể lớn hơn.
Vì nước Mỹ quá rộng lớn và thưa dân khi chúng ta phát triển nó nên
chúng ta đã quen với tư tưởng mọi thứ đều có thể vứt bỏ đi. Nếu mảnh đất
chúng ta trồng trọt không cho ra đủ sản phẩm, chúng ta chuyển sang mảnh
đất mới. Nếu môi trường không thích hợp để trú ngụ, chúng ta rời đi. Ở
Mỹ, chúng ta không có nhu cầu cải thiện chất lượng ngôi nhà, bởi vì thật dễ
dàng để có một ngôi nhà mới và tốt hơn.
Điều này khác hẳn về bản chất với cách tồn tại của các nền văn hóa khác.
Lấy ví dụ như người Nhật. Đất nước của họ chỉ có diện tích là 378.000
kilômét vuông (so với diện tích gần 10 triệu kilômét vuông của nước Mỹ).
Không có biên giới mênh mông để khai phá. Người Nhật không thể “vứt
bỏ” ngôi nhà hay đất đai của mình khi không còn hứng thú; họ cần phải sử
dụng triệt để đất đai của mình sao cho càng hữu dụng càng tốt. Hơn nữa,
bởi vì có quá nhiều người sống trong một không gian nhỏ hẹp (dân số Nhật
là hơn 125 triệu người; bằng 43% dân số Mỹ trong khi diện tích chỉ bằng
4%) nên tính hiệu quả là yếu tố quan trọng. Không có chỗ cho những sản
phẩm vô dụng hay những quy trình lãng phí. Các sai lầm phải trả giá đắt