Chương 8
KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐỦ
Mật mã của thức ăn và rượu bia
M
ột trong những thứ khiến tôi bất ngờ khi lần đầu đến Mỹ là những bữa
buffet ăn-bao-nhiêu-cũng-được. Chúng tôi không có thứ gì như vậy ở Pháp;
thực tế là tôi chưa từng thấy loại hình kinh doanh đó ở bất kỳ đâu tại châu
Âu. Nhưng ở Mỹ, tại mọi thành phố, tôi đều nhìn thấy rất nhiều nhà hàng
treo bảng hiệu “Ăn bao nhiêu cũng được: với 9,99 đô la” (trong những năm
1970 giá rẻ hơn bây giờ nhưng bạn hiểu ý tôi rồi đấy). Tôi cảm thấy thật
khó hiểu. Trải nghiệm của tôi tại các nhà hàng Mỹ là họ luôn phục vụ tôi
nhiều hơn những gì tôi có thể ăn. Vậy, tại sao lại tạo ra một điểm nhấn
quảng cáo về việc phục vụ hết mức những gì bạn có thể ăn được? Thậm
chí, tôi còn bối rối hơn với những gì mình khám phá được khi tham dự một
bữa buffet như vậy: mọi người chất đầy đĩa của họ với số lượng lớn đến
mức lố bịch các loại thức ăn và ăn nhanh hết sức có thể để đi lấy tiếp thức
ăn.
Tại sao một bữa buffet ăn-bao-nhiêu-cũng-được giá 9,99 đô la lại có thể
tạo ra một bữa ăn điên cuồng theo đúng nghĩa đen?
Tại sao thức ăn nhanh lại là một biểu tượng bất tử ở Mỹ?
Tại sao “uống đến say” lại là một hành vi xã hội phổ biến ở đây và cực
kỳ không bình thường ở châu Âu?
Như mọi khi, câu trả lời đều nằm trong mật mã.
Chất đầy thùng đi
Ăn bữa chính ở Mỹ là một trải nghiệm hoàn toàn khác so với ở Pháp. Tại
đây, chúng ta muốn được phục vụ món ăn càng nhanh càng tốt, kể cả trong
một nhà hàng sang trọng. Mặt khác, người Pháp là những người khai sinh