việc tìm hiểu những điều công chúng thực lòng mong muốn, Chrysler đã
tạo ra một cơn sốt.
Nguyên tắc 2: Cảm xúc là năng lượng cần thiết để học hỏi bất kỳ
điều gì
Những buổi khám phá về xe ô tô đã đem đến một vài cảm xúc cực kỳ mãnh
liệt. Sau buổi khám phá, mọi người đến nói với tôi rằng có những ký ức
làm họ bật khóc, tràn ngập niềm vui, hoặc thậm chí khiến họ vô cùng khó
chịu. Điều này không hề bất thường. Thực tế là những cảm xúc kiểu như
vậy xuất hiện gần như trong mọi buổi khám phá mà tôi tiến hành – kể cả
những buổi khám phá về đồ dùng văn phòng và giấy vệ sinh.
Cảm xúc là chìa khóa để học hỏi, chìa khóa để hằn sâu vào tâm trí. Cảm
xúc càng mạnh mẽ bao nhiêu thì trải nghiệm tiếp thu được càng rõ ràng hơn
bấy nhiêu. Hãy nhớ lại ví dụ về đứa trẻ và chiếc chảo nóng. Cảm xúc tạo ra
một chuỗi những liên kết tinh thần (tôi gọi đó là những xa lộ tinh thần)
được củng cố bởi sự lặp lại. Những xa lộ tinh thần này quy định thế giới
quan của chúng ta, một thế giới quan có thể đoán định được. Chúng là cầu
nối biến những trải nghiệm của chúng ta với thế giới (như là chạm vào một
chiếc chảo nóng) thành một cách tiếp cận hữu ích với thế giới (tránh những
đồ vật nóng trong tương lai).
Đa số những trải nghiệm học hỏi diễn ra khi chúng ta còn nhỏ. Phần lớn
những xa lộ tinh thần đã được hoàn thiện khi chúng ta lên bảy tuổi. Nhưng
cảm xúc vẫn tiếp tục tạo ra cho chúng ta những dấu ấn mới trong suốt cuộc
đời. Hầu hết những người Mỹ thuộc thế hệ Boomer
đều có thể nhớ rõ
mình đang ở đâu và đang làm gì khi nghe tin về vụ ám sát Tổng thống John
F. Kennedy. Phần lớn những người Mỹ đang sống ở thời điểm hiện tại có
thể hồi tưởng lại một cách sống động khoảnh khắc họ chứng kiến tòa tháp
Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Đó là do những trải nghiệm này
tạo ra những cảm xúc quá đỗi mãnh liệt khiến chúng dễ dàng hằn sâu vào
não bộ của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được và chỉ cần điều