dung giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loài đều độc nhất vì trình tự sắp xếp các
ADN – cấu trúc của mỗi loài – là độc nhất.
Cấu trúc kế tiếp là văn hóa. Mọi nền văn hóa đều có một ngôn ngữ, một
nền nghệ thuật, một môi trường sống, một lịch sử, v.v.. Cách tổ chức của tất
cả những yếu tố đó – những nội dung – đã tạo nên bản sắc độc nhất của
mỗi nền văn hóa.
Cấu trúc cuối cùng là cá nhân. Sự đa dạng trong bộ gen cấu tạo nên con
người là vô tận. Hơn nữa, mỗi chúng ta đều có những mối quan hệ bố mẹ,
anh chị em khác nhau và chính gia đình định hình nên tính cách mỗi cá
nhân và tạo ra những đặc tính độc nhất. Kể cả những cá thể sinh đôi cũng
sẽ mang những đặc tính khác nhau. Một người chào đời trước, người kia
chào đời sau. Họ sẽ không bao giờ ở cùng một nơi tại cùng một thời điểm,
và dần dần, họ sẽ bắt đầu hình thành những quan niệm khác nhau về thế
giới. Họ khởi đầu với cùng một nội dung nhưng phát triển thành những cấu
trúc khác nhau.
Khi nghe những câu chuyện mà những người tham dự buổi khám phá kể
lại, tôi không chú tâm đến nội dung mà chỉ tập trung vào cấu trúc. Trong
buổi khám phá mà tôi tổ chức cho công ty Chrysler, rõ ràng là không liên
quan gì khi một người tham gia thì kể câu chuyện về xe thể thao trong khi
một người khác nói về xe sedan gia đình, chưa kể có người thì nuối tiếc
chiếc Packard 1950. Nhưng điều quan trọng không phải là họ lái xe trong
thành phố, nơi đồng quê, hay trên đường cao tốc mà là mối liên kết giữa
người lái xe và chiếc xe, giữa trải nghiệm lái xe và những cảm xúc được
gợi lên. Những mối liên kết này – cấu trúc này – giúp chúng ta nhận thấy rõ
ràng rằng người Mỹ cảm nhận được ý thức cá nhân mạnh mẽ từ chiếc xe
của mình, do đó cần phải phát triển một chiếc xe để tăng cường ý thức cá
nhân đó.
Nguyên tắc 4: Có một khoảng thời gian nhất định cho việc hằn sâu
dấu ấn và ý nghĩa của những dấu ấn khiến các nền văn hóa trở nên
khác biệt