thuận lợi cho các tác giả lãng mạn; trong cuộc đời của ông có nhiều điều
thật kì lạ và khủng khiếp, trong tính tình ông có cái gì đó tàn bạo và trong
số phận của ông không có chút gì là cảm động. Một huyền thoại được dựng
nên trên quá nhiều chi tiết, tất nhiên sẽ khiến một sử gia sáng suốt ngần
ngại phản bác nó.
Nhưng mục sư Robert Strickland
quả không phải là một sử gia sáng
suốt. Ông thú nhận đã viết tiểu sử của Charles Strickland để “xóa bỏ một số
hiểu biết không đúng” có liên quan đến giai đoạn sau cuộc đời của cha ông,
và những hiểu bit sai lệch đó “đã làm những người đang còn sống rất đau
lòng”. Rõ ràng có nhiều chi tiết kể về cuộc đời của Strickland được dư luận
công nhận đã gây lung túng cho gia đình đáng kính đó. Tôi đã đọc tác
phẩm này một cách rất thích thú, và tôi phải tự khen mình về việc đó vì nó
nhạt nhẽo và chán ngắt. Ông Robert Strickland đã vẽ nên chân dung của
một người chồng và một người ch tuyệt vời, một người đàn ông tốt bụng,
có thói quen cần cù và xu hướng đạo đức. Ông giáo sĩ hiện đại ấy, trong khi
nghiên cứu các khoa học mà tôi nghĩ rằng phải gọi là khoa chú giải kinh
thánh, đã đạt tới khả năng lạ lùng là giải thích được các sự việc, nhưng sự
khôn khéo mà ngài Robert Strickland đã dùng để “giải thích” những sự
kiện trong cuộc đời thân phụ ông mà một người con hiếu thảo cho rằng cần
phải nhớ, chắc chắn khi thời gian chín muồi sẽ đưa ông đến những phẩm
trật cao nhất của Giáo hội. Tôi đã thấy đôi bắp chân chắc nịt của ông được
bịt kín trong đôi ghệt giám mục. Thật là một hành động mạo hiểm, cho dù
có thể là can đảm, bởi vì có lẽ huyền thọai được công chúng đón nhận ấy
đóng góp không ít cho sự nổi danh của Strickland; bởi có nhiều người đã bị
thu hút đến với nghệ thuật của ông ta chỉ vì lòng ghen ghét do tính cố chấp
của họ đối với tính tình của ông ta, hoặc do lòng trắc ẩn mà họ lưu tâm đến
cái chết của ông ta; và những cố gắng đầy thiện ý của con người đã khiến
những ai ngưỡng mộ người cha đâm ra lạnh nhạt khác thường. Không phải
ngẫu nhiên khi một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bức họa
người đàn bà Samaria, bán tại cửa hàng Christie không lâu sau trong cuộc