Bầm tôi bắt đầu khóc ầm lên, tay cào tóc rũ rượi. Chiếc khăn vấn đầu
rơi xuống nằm nhăn nhúm gần chỗ tía tôi. Chiếc khăn vấn đầu vẫn ở tư thế
buộc và mang hình dáng khung đầu bầm tôi.
Tôi chộp lấy bàn tay tía và nắm chặt, nhưng tay người lạnh ngắt và bất
động. Tôi nâng bàn tay người thấy nặng, tay thõng lủng lẳng như bị gãy ở
chỗ cổ tay. Những nếp nhăn trên khuôn mặt người trông hằn sâu và vẻ mặt
người đầy đau khổ, cứ như thể người buộc phải chống trọi với linh hồn quỉ
dữ.
Tôi bật khóc và suy sụp xuống bên người. Kolsoom và bầm tôi cứ mặc
tôi ở đó một lát, nhưng rồi Kolsoom nhẹ nhàng kéo tôi ra.
Tía tôi và tôi cả hai đều biết rằng thời gian bên nhau sớm muộn thế
nào cũng chấm hết, nhưng tôi lại luôn nghĩ rằng tôi sẽ phải là người ra đi,
mang theo bạc tiền hồi môn, cùng với lời cầu chúc của người sống mãi
trong tai tôi.
Mấy ngày hôm sau khi tía tôi chết, trời đất đen cuồng, nhưng lại còn
trở nên sẫm xịt hơn.
Ngoài đồng không có ai làm việc vào cái mùa hè đó, chúng tôi nhận
được rất ít lúa mì từ phần công đóng góp cấy trồng của tía tôi, mặc dầu bạn
bè của người cũng đã cố gắng hào phóng lắm rồi. Vì được chia ít lúa mì,
nên chúng tôi cũng có ít thứ để đổi lấy dầu thắp, giầy dép, hoặc thuốc
nhuộm để dệt len. Chúng tôi phải bán bớt dê để lấy lúa mì, cũng có nghĩa
rằng không còn pho-mát nữa. Cứ mỗi lần chúng tôi bán đi một con dê, bầm
tôi lại khóc.
Vào cuối những ngày dài nồng nực ấy, nguồn lương thực của chúng
tôi bắt đầu cạn kiệt. Sáng sáng, tôi và bầm ăn bánh mì bầm tôi làm cùng
pho-mát hoặc sữa chua mà những người hàng xóm tốt bụng đem cho,
nhưng chẳng bao lâu những bữa tối của chúng tôi càng ít dần. Thấm thoắt