Đào Cam thuật lại chi tiết chuyện y đi theo Ngô Phong vào chùa Tam Bảo
và hành vi kỳ lạ của họa sư ở đó. Khi y kể xong, Địch Công vẫn giữ im
lặng một lúc, trán cau lại. Rồi ông phán, “Vậy là cô nương kia không xuất
hiện!”
Hồng Sư gia và Đào Cam có vẻ ngạc nhiên và thậm chí cả Mã Vinh cũng
thấy tò mò.
Địch Công lấy xuống bức tranh mà Ngô Phong tặng ông. Ông đứng lên và
trải bức banh lên án thư, mỗi đầu chèn một chiếc trấn chỉ. Rõi ông lấy mấy
tờ giấy trắng và phủ lên bức tranh, chỉ để chừa lại mỗi khuôn mặt của Quan
Thế Âm Bồ Tát.
“Hãy nhìn kỹ khuôn mặt này!” Địch Công ra lệnh.
Đào Cam và Hồng Lượng đứng lên. Hai người cúi đầu bên bức tranh. Mã
Vinh định đứng dậy nhưng vội ngồi thụp xuống với vẻ đau đớn.
Đào Cam từ tốn nói, “Bẩm đại nhân, nhất định khuôn mặt Quan Âm ở bức
tranh này có gì đó bất thường! Khuôn mặt của những nữ Bồ Tát luôn mang
vẻ trung dung, không có thần thái. Tuy nhiên, đây giống như chân dung
một thiếu nữ người phàm hơn!”
Địch Công tỏ vẻ hài lòng. Ông khẳng định, “Chính thị! Hôm qua, khi nhìn
qua những bức tranh của Ngô Phong, ta thấy ấn tượng khi những bức vẽ
Quan Thế Âm đều có cùng một khuôn mặt. Ta kết luận rằng, họa sư hẳn
đang say đắm một cô nương nào đó. Hình ảnh cô nương ấy cứ ở mãi trong
tâm trí của y. Do đó dù vẽ một nữ Bồ Tát thì y cũng vẽ đúng những đặc
điểm của cô nương ấy, có thể chính y cũng không nhận ra. Vì Ngô Phong
thực sự là một họa sư tài ba, nên bức tranh này chắc chắn phải là bức đẹp
nhất về cô nương bí ẩn kia. Bức này thể hiện chính xác từng đường nét của
cô nương ấy. Ta tin rằng cô nương này chính là lời giải thích cho việc Ngô