Một nhiệm kỳ của Huyện lệnh thường kéo dài ba năm. Sau đó, ông ta được
chuyển đến một huyện khác, cho đến khi được thăng chức tri phủ. Thăng
chức thông qua sự chọn lọc, dựa trên các hoạt động thực tế của quan huyện.
Huyện lệnh được các sai nha thường xuyên trợ giúp, như nha lại, đề lao,
Ngỗ tác, Bộ khoái, lính gác và tùy phái. Tuy nhiên, những người này chỉ
thực hiện những nhiệm vụ thông thường. Họ không liên quan đến tra án.
Nhiệm vụ tra án được đích thân Huyện lệnh thực hiện, với sự trợ giúp của
ba hoặc bốn trợ thủ tin cẩn. Những người này được Huyện lệnh lựa chọn từ
khi bắt đầu sự nghiệp làm quan và đi theo Huyện lệnh đến bất cứ nhiệm sở
nào. Các trợ thủ này có chức vụ cao hơn các sai nha khác trong huyện nha.
Không giống các sai nha, họ không có mối quan hệ với người dân địa
phương, do đó họ ít có khả năng để mình bị ảnh hưởng bởi những lý do
riêng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của nhà quan. Cũng từ lý do
đó, có một điều luật lâu đời quy định rằng: không vị quan nào được bổ
nhiệm chức Huyện lệnh ở tại chính quê hương mình.
Cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay đưa ra một khái niệm chung về các
thủ tục xử án ở Trung Quốc thời xưa. Khi thăng đường xét xử, Huyện lệnh
ngồi sau đại án, các trợ thủ và nha lại đứng hai bên. Đại án là một chiếc bàn
lớn, có phủ một tấm vải đỏ, rủ xuống tận nền đất.
Trên đại án, luôn có dụng cụ quen thuộc: một thỏi mực để mài mực đen
hoặc đỏ, hai cây bút lông, một số thẻ tre mỏng trong một ống tròn. Những
thẻ này được dùng để biểu thị số lượng hình trượng mà một tội nhân phải
chịu. Nếu các Bộ khoái phải đánh bao nhiêu trượng, quan án sẽ lấy số thẻ
tương ứng và ném xuống trước đại đường. Bộ đầu sẽ đếm số thẻ để biết số
lượng hình trượng.
Bên cạnh các dụng cụ đó, trên đại án thường thấy có một con dấu lớn hình
vuông của huyện nha, cùng kinh đường mộc. Kinh đường mộc không giống