như chiếc búa ở phương Tây. Đó là một khối gỗ cứng hình chữ nhật dài
tầm một gang tay, dùng để vỗ xuống án khi ra lệnh.
Các Bộ khoái sẽ đứng phía trước đại án, quay mặt vào nhau thành hai hàng
ở hai bên trái phải. Cả nguyên cáo và bị áo đều phải quỳ dưới nền đá giữa
hai hàng Bộ khoái dữ tợn, và cứ quỳ như vậy suốt phiên xử. Họ không có
luật sư để trợ giúp, họ có thể không được nhờ đến nhân chứng, nên vị trí
của họ thông thường sẽ không được xem trọng. Thực tế, toàn bộ thủ tục xét
xử đều có ý làm thoái chí, áp đặt lên người dân nỗi sợ khi có dính dáng đến
pháp luật.
Các thư phòng của Huyện lệnh thường được bố trí ngay phía sau công
đường, cách đại đường bằng một tấm màn.
Có một nguyên lý cơ bản trong luật Trung Quốc cổ xưa: không phạm nhân
nào bị tuyên bố có tội trừ khi chính kẻ đó tự thú nhận tội lỗi. Để ngăn
những tội phạm cứng đầu thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách không thú
nhận kể cả khi có những bằng chứng không thể chối cãi, luật cho phép áp
dụng các hình pháp khắc nghiệt, như đánh bằng roi da hoặc gậy tre, kẹp
ngón tay và mắt cá chân. Bên cạnh dùng hình tra khảo, các Huyện lệnh
thường áp dụng nhiều biện pháp khắc nghiệt khác. Tuy nhiên, nếu bị cáo bị
thương tật thân thể vĩnh viễn hoặc tử vong trong quá trình dùng hình tra
khảo, Huyện lệnh và toàn bộ sai nha sẽ bị trừng phạt, thường là ở cung tội
nặng nhất. Do đó, phần lớn các quan án đều phải dựa vào khả năng nắm bắt
tâm lý sáng suốt cùng như tri thức của những đồng sự hơn là dựa vào các
hình thức tra tấn.
Nhìn chung, hệ thống nhà nước Trung Quốc cổ hoạt động khá hợp lý. Sự
điều hành nghiêm ngặt của các thượng quan đã ngăn chặn sự vượt quyền,
và dư luận chung trở thành một công cụ khác để hạn chế các Huyện lệnh
gian ác hoặc vô trách nhiệm. Những mức án của triều đình đều do Hoàng
đế phê chuẩn và mọi tội nhân bị kết án có thể kháng án lên các vị trí cao
hơn. Hơn thế nữa, Huyện lệnh không được phép thẩm vấn riêng bất cứ bị