Tôi có thể nói thêm rằng “Địch Công” là một trong số những vị quan tra án
lẫy lừng nhất ở Trung Quốc thời xưa. Ông là một nhân vật lịch sử có thật,
một chính khách nổi tiếng thời Đường. Tên đầy đủ của ông là Địch Nhân
Kiệt, sinh năm 630, mất năm 700. Về sau, ông trở thành Đại Lý Tự Khanh
và sự sáng suốt của ông đã có tầm ảnh hưởng lớn đến những chuyện quốc
gia đại sự. Tuy nhiên, chủ yếu là nhờ danh tiếng thần thám mà về sau trí
tưởng tượng của người Trung Quốc đã biến ông thành nhân vật chính trong
nhiều câu chuyện phá án, các câu chuyện này đều dựa rất ít vào các yếu tố
lịch sử.
Tôi mượn ba cốt truyện từ ba câu chuyện huyền bí và phá án khác nhau ở
Trung Quốc vào thế kỷ XVI. Trong nguyên bản, cả ba câu chuyện này đều
không hề có bất cứ tình tiết nào liên quan đến Địch Công hoặc Địch Công
kỳ án. Tuy nhiên, vì qua bản dịch Địch Công kỳ án của tôi, bạn đọc đã quen
với Địch Công và bốn vị trợ thủ, nên ba cốt truyện này đã được viết thành
một câu chuyện thống nhất xoay quanh vị thần thám trứ danh của Trung
Quốc thời xưa. Địch Công có thể được đưa vào câu truyện này dễ dàng, vì
các nhân vật Huyện lệnh - thám quan đều nổi bật trong các tiểu thuyết trinh
thám Trung Quốc cổ điển. Thực tế là kiểu nhân vật này quan trọng hơn tên
gọi, các vụ án được giải quyết bởi Địch Công hay Bao Công thì cũng
không khác nhau là mấy.
Vụ án Căn phòng bị niêm phong được cho là một giai thoại liên quan đến
Nghiêm Thế Phan, một đại gian thần thời Minh, mất năm 1565. Ông ta đã
chế ra một cây bút lông đặc biệt có thể phóng ra dị vật gây chết người khi
cây bút được hơ nóng trên nến (Giai thoại này được A. Waley giới thiệu
trong bản dịch tiếng Anh của Kim Bình Mai). Câu chuyện gốc cho biết
Nghiêm Thế Phan sử dụng “cây bút hung khí” như một vũ khí phòng thân,
được dùng khi một trong số những kẻ thù của ông ta bất ngờ xuất hiện lúc
ông ta đang ngồi viết trong thư phòng và không có thứ vũ khí khác trong
tay. Tôi mô tả “cây bút hung khí” ấy dưới dạng một thứ vũ khí để tấn công
và viết một câu chuyện mới về nó, xoay quanh một cuộc trả thù, một mô-