típ phổ biến trong tiểu thuyết Trung Quốc. Cần nói thêm rằng, một cây bút
lông mới khi được đem sử dụng, người viết trước hết sẽ phải đốt bỏ những
sợi lông tạp ở đầu bút. Khi làm việc này, người viết sẽ cầm bút hơ qua ngọn
lửa, thân bút ở vị trí ngang tầm với mắt người đó. Như vậy, đó là cơ hội tốt
để dị vật phóng ra từ đuôi bút đâm trúng mặt người này. Dù cho chất sáp để
giữ lò xo bên trong thân bút không chảy ra trong quá trình này, người viết
vẫn sẽ có rất ít cơ hội sống sót ngay khi anh ta bắt đầu viết, vì đầu người
này sẽ thường cúi trên mặt giấy, do đó sẽ chiếu thẳng vào hướng bắn của dị
vật. Đây chính là chuyện đã xảy ra với nhân vật Đinh tướng quân trong
cuốn truyện các bạn đang cầm.
Một mô-típ khác được thể hiện trong vụ án Bản chúc thư bí ẩn. Vụ án này
dựa trên một câu chuyện cổ nổi tiếng ở Trung Quốc thời xưa. Một phiên
bản tóm lược của câu chuyện này xuất hiện trong sách Đường Âm Bỉ Sự,
một tuyển tập các vụ án liên quan đến cai trị đất nước, được biên soạn vào
năm 1211, bản dịch của tôi lấy tiêu đề Tang-yin-pi-shih, Parallel Cases rom
under the Pear tree, a 13th century manual of Jurisprudence and Detection
(Đường Âm Bỉ Sự, liên hoàn án dưới gốc lê, sổ tay luật học và tra án thế kỷ
XIII), trang 177, Vụ án 66-B. Một phiên bản tóm lược khác được tìm thấy
trong một tuyển tập những câu chuyện phá án nổi tiếng ở thế kỷ XVI, Long
Đồ công án, kể về những kỳ tích của Bao Công, vị thần thám lẫy lừng ở
thời Tống. Phiên bản này có tựa đề Ch’e-hua-chou ‘The Taking apart of the
Scroll Picture’. Một phiên bản đầy đủ hơn xuất hiện trong một tuyển tập
truyện Trung Hoa, phổ biến rộng rãi ở thế kỷ XVII mang tên Chin-ku-ch’i-
kuan; trong đó, câu chuyện bản chúc thư được nằm ở vị trí thứ ba với tiêu
đề T’eng-ta-yin-kuei-tuan-chia-szu ‘Magistrate T’eng’s marvelous solution
of the Inheritance Suit. Trong câu chuyện gốc, bản chúc thư thật được giấu
trong ống trục của cuộn tranh, các manh mối trong bức tranh đều là những
chi tiết tôi thêm vào. Tôi cũng thêm vào một tình tiết mới về bí ẩn mê cung.
Theo như tôi biết, thì mê cung này không xuất hiện trong các câu chuyện
trinh thám Trung Quốc cổ điển, dù mê cung đôi khi được nhắc đến trong
bản mô tả các cung điện ở Trung Quốc.