Bất chấp đám đông. Đám đông không phải lúc nào cũng khôn ngoan.
Đám đông có thể khiến bạn có những sự lựa chọn ngớ ngẩn, không tối
ưu và thậm chí tai hại. Mê hoặc để tách người ta ra khỏi đám đông
cũng quan trọng không kém như lúc bạn muốn lôi họ vào.
Theo đuổi công việc khi bị cản trở hoặc không có phản hồi. Cần
một sự tận tâm cao độ khi bạn làm việc mà không có hoặc có rất ít
thông tin phản hồi, và khi cần nhiều thời gian để thấy được kết quả
công sức của mình. Trong những trường hợp này, sự quan tâm và ủng
hộ vừa phải quả thật không đủ. Ta phải khích động niềm say mê để
mọi người gắn bó với mình. Ví dụ, bạn phải có niềm tin lớn lao khi
làm việc cho một công ty kỹ thuật sinh học, bởi vì phải mất ít nhất
mười năm hoặc hơn thế nữa thì mới đưa được một loại thuốc mới ra
thị trường.
Những tình huống trên có quen thuộc không? Có đấy, vì ta luôn gặp phải
khi muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Mọi người đang nghĩ gì?
Trong thập niên 1980, Apple thất bại khi bán máy Macintosh cho các
công ty. Sai lầm cơ bản là chúng tôi không hiểu khách hàng tiềm năng đang
nghĩ gì. Thật vậy, chúng tôi tin rằng chỉ cần suy nghĩ từ một phía là đủ.
Chúng tôi bị mê hoặc bởi chính những sản phẩm của mình mà không
hiểu vì sao người khác lại không nghĩ vậy. Đó là lúc tôi nhận ra rằng để mê
hoặc người khác, ta phải hiểu người đó đang nghĩ gì, cảm nhận ra sao và tin
tưởng vào điều gì.
Giải pháp ở đây là hãy tưởng tượng bản thân mình là người mình muốn
mê hoặc và tự hỏi những câu sau. Nếu ta cũng không trả lời được thì đừng
mong mình mê hoặc được ai.
Người này muốn gì? Ta không thể trách khi một ai đó không biết
động cơ của ta. Điều này không có nghĩa là ta không được có quyền