ngại là đúng. Lạy Chúa, điều này lại thường xuyên xảy ra.
Không có yếu tố nào trong những yếu tố nêu trên là không thể khắc
phục, trừ phi sản phẩm của bạn thật sự và mãi mãi sẽ tệ hại. Ngần ngại thay
đổi là thói thường, không phải ngoại lệ. “Thành công tức khắc” thường
hiếm khi xảy ra tức khắc, và nếu nói chuyện với những người đứng sau
những thành công đó, bạn sẽ thấy thành công của họ tới sau nhiều tháng sợ
hãi, vô định, lúng túng, và cả không được đón nhận.
Đưa ra minh chứng mang tính xã hội
Minh chứng mang tính xã hội là khái niệm cho rằng nếu những người
khác đang làm điều gì đó, thì điều đó được cho là đúng đắn, tuyệt vời, và
thậm chí có thể là tối ưu. Vì vậy, nếu bạn có thể cho mọi người thấy rằng
những người khác cũng đang sử dụng sản phẩm của bạn, bạn có thể thuyết
phục được họ sử dụng. Dưới đây là ba ví dụ tuyệt vời về sức mạnh của
minh chứng xã hội:
Ví dụ 1: Một trong những sinh viên đã tốt nghiệp của Robert Cialdini
tiến hành một thí nghiệm tại công viên quốc gia Rừng hóa thạch ở Arizona.
Cậu sinh viên đặt hai tấm biển khác nhau trên đường mòn và quan sát hiệu
ứng các tấm biển đó làm thay đổi tỉ lệ ăn cắp vặt.
Một tấm biển đề “Nhiều du khách trước đây đã mang gỗ hóa thạch ra
khỏi công viên, làm thay đổi trạng thái tự nhiên của Rừng hóa thạch” và
cho thấy ảnh vài người nhặt gỗ hóa thạch. Tấm biển khác ghi “Làm ơn
không mang gỗ hóa thạch ra khỏi công viên, để bảo tồn trạng thái tự nhiên
của Rừng hóa thạch” và cho thấy ảnh một người nhặt gỗ hóa thạch.
Khi không có tấm biển, du khách lấy đi 2.92% số gỗ hóa thạch được
đánh dấu mà các nhà thí nghiệm cắm trên đường mòn. Khi tấm biển mô tả
việc nhiều du khách nhặt gỗ, các du khách khác lấy đi 7.92% số gỗ được
đánh dấu - nói cách khác, nhiều vụ trộm vặt xảy ra hơn khi có tấm biển.
Khi tấm biển chỉ ra chỉ một người nhặt gỗ, du khách chỉ lấy đi 1.67% số
gỗ được đánh dấu. Điều này có nghĩa là mọi người có thể nghĩ rằng làm
một điều sai trái là có thể chấp nhận được nếu những người khác cũng đang