THÓI QUEN NGHỈ NGƠI, HỌC
HÀNH CÓ QUY LUẬT
Hình thành thói quen sống tốt cần bắt đầu từ sự nghỉ ngơi, làm việc
có khoa học mỗi ngày. Thói quen này không chỉ giúp trẻ có sức khỏe
tốt, mà còn giúp trẻ có tinh thần sảng khoái, tích cực chủ động học tập.
Hầu hết các bà mẹ đều có ý thức bồi dưỡng thói quen làm việc, nghỉ
ngơi đúng giờ cho con cái. Nhưng thực sự vẫn còn không ít trẻ em có
thói quen thức khuya.
Có một số trẻ do có quá nhiều bài tập, mẹ lại yêu cầu trẻ học luyện
chữ, học đánh đàn, học vẽ, vì thế trẻ buộc phải thức đêm làm bài tập;
một số trẻ do buổi tối xem ti vi nên thức đêm làm bài tập… Thức đêm
không phù hợp với nhịp sinh học của con người, có hại cho sự trưởng
thành và sức khỏe của trẻ.
Trẻ không có quy luật nghỉ ngơi, làm việc sẽ dẫn đến chất lượng ngủ
kém. Mà giấc ngủ lại là điều kiện cần thiết giúp trẻ hồi phục tinh thần và
thể lực, thiếu ngủ, ngày hôm sau sẽ trẻ không có tinh thần học bài.
Mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen làm việc, nghỉ ngơi có khoa
học, đảm bảo cho tinh thần trẻ luôn sảng khoái, tâm trạng luôn vui vẻ.
Phong là cậu bé khá ham chơi, vì mẹ muốn Phong không
lãng phí thời gian, nên đã đặt ra một thời gian biểu làm việc,
nghỉ ngơi chi tiết cho Phong: 6h sáng thức dậy, buổi trưa ăn
cơm xong làm bài tập 1 tiếng, sau đó đi học; buổi chiều về nhà
làm bài tập 1 tiếng, sau đó xem phim 1 tiếng, sau khi ăn tối
xong cho hoạt động tự do nửa tiếng, sau đó học bài rồi đi ngủ.
Mẹ cho rằng với thời gian biểu này, thành tích học tập của
Phong sẽ tiến bộ. Tuy nhiên, không được vài hôm, mẹ thấy
Phong làm bài càng ngày càng chậm, có lúc còn ngủ gật. Buổi
tối, sau khi chơi xong, làm bài tập cũng thất thần, không tập
trung.
Mẹ nghĩ rằng thời gian biểu này chưa hợp lý, vì thế thay đổi
thành buổi trưa sau khi ăn xong, Phong ngủ trưa; buổi chiều
xem phim hoạt hình xong làm bài tập, buổi tối thời gian hoạt
động tự do để Phong tự điều chỉnh.
Khi thời gian biểu đã có sự thay đổi, hứng thú học tập của
Phong cũng được nâng cao.