án kinh thiên động địa thì ai thèm để ý đến lũ “cặn bã của xã hội” sống ở
khu ven thành phố bị bỏ hoang phế đó nữa.
Băng đảng của Tư Mã Khôi là một nhóm gồm toàn những đứa trẻ
chừng mười bốn mười lăm tuổi, trong đó có cả nam và nữ, đa số bọn
chúng đều là con cái trong những gia đình có bố mẹ bị quy chụp thành
phần cánh hữu. Chúng lại chưa đến tuổi nhập ngũ để tham gia quân đội
nên đành phải phiêu dạt nay đây mai đó, trôi nổi giữa xã hội, chúng
không có việc làm cũng không được đi học, càng chẳng có bà con thân
thích nào có thể nương tựa. Tóm lại, bọn chúng đúng là những kẻ “bà
không yêu, cậu không chiều, thím nhìn thấy muốn đá cho ba cái, ngay
đến chó cũng nguýt dài quay mặt”.
Trong đám choai choai này, tuy có một vài đứa cũng được nhận
mấy đồng trợ cấp sinh hoạt, nhưng số tiền ít ỏi đó chẳng thấm vào đâu,
nên bản năng sinh tồn buộc chúng phải tập hợp lại thành băng nhóm
tranh giành cơm áo với xã hội. Khi đó thường thịnh hành khẩu hiệu “Tư
tưởng Mao Trạch Đông như luồng gió xuân thổi đến muôn nơi” nên hội
Tư Mã Khôi quyết định đặt tên cho nhóm là “Nhóm chiến đấu Xuân
Phong” và còn nghiêm trang tuyên thệ trước tượng đài Mao chủ tịch:
“Từ nay cả nhóm phải đoàn kết, đồng cam cộng khổ làm cách mạng.”
Trên thực tế, khẩu hiệu này chỉ là cái cớ để chúng làm loạn, gây họa
khắp nơi, quấy nhiễu an ninh khiến chó cắn gà kêu không ngày nào yên
ổn. Dân chúng cách mạng trong thành không người nào nhìn thấy chúng
mà không muốn chửi mắng cho thỏa giận.
Tính chất của “Nhóm chiến đấu Xuân Phong” có vài phần tương tự
với nhóm “Đồng Đảng” trong lịch sử từng nhiễu nhương thành phố
sương mù Luân Đôn ở Anh. Tuổi đời các thành viên trong nhóm đều rất
trẻ, hoạt động của nhóm có tính chất nguy hại nhất định đối với xã hội.
Chẳng bao lâu sau, “Nhóm chiến đấu Xuân Phong” tự thấy rằng thành
phố không phải nơi dễ kiếm cơm nên đành rút lui về khu vực gần Hắc
Ốc. Hội Tư Mã Khôi đánh mấy trận sống mái với bọn lưu manh bản địa,
tuy chịu không ít thiệt thòi nhưng “không đánh nhau không nhận anh
em”, cuối cùng hai bên đã hóa giải được hận thù và đạt được nhận thức