MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 1: CHĂM PA ẨN SƯƠNG - Trang 345

Các vương triều từng xâm lăng chinh phục Chăm Pa cổ, lại đều không
thể phát hiện tung tích tòa thành này, cho nên nhiều người cho rằng:
“Giai đoạn lịch sử thần thoại ly kỳ, cùng tòa thành Nhện Vàng bí ẩn khó
lường này, có khả năng chỉ là một truyền thuyết hoang tưởng mà thôi,
chứ chưa chắc đã thực sự tồn tại trên đời”.

Mãi cho đến khi đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, kẻ xâm lược đã

cướp bóc được một lượng lớn văn vật cổ từ Việt Nam và Lào, trong đó
có cả mấy bức bích họa của nước Chăm Pa còn lưu truyền lại, nội dung
bức vẽ miêu tả hình của bốn triệu tòa bảo tháp, và điều này đã cung cấp
cho những nhà nghiên cứu hậu thế rất nhiều thông tin quý giá. Từ đó,
người ta mới phát hiện ra tên gọi tòa thành bốn triệu bảo tháp, kỳ thực
không được chuẩn xác lắm, bởi vì con số bốn triệu chỉ là con số giả
tưởng, còn bảo tháp trong bức phù điêu vàng rốt cục có bao nhiêu, thì
chẳng ai có thể nói chính xác. Ngoài ra, nó cũng không phải một tòa
thành trì, càng chẳng phải công trình kiến trúc mang ý nghĩa thông
thường như miếu thần, tường thành hay lăng tẩm.

Từ màu sắc mấy bức bích họa người ta có thể thấy hình thù kỳ

quái của nó, đại thể đó là một kiến trúc hình bánh răng do nhiều thỏi
vàng xếp khít vào nhau, phần giữa hình bầu dục, phía ngoài có tám chân
dài ngắn khác nhau vươn ra tứ phía, cấu tạo chỉnh thể tương tự với hình
dáng một con nhện. Nhận thức của các học giả cận đại về nó, phần lớn
đều dựa vào bình diện bức bích họa và tài liệu cổ ghi chép, ngoài những
thứ đó ra, chẳng còn khảo chứng nào khác, bởi vậy người phương Tây
đều gọi nó là tòa thành Nhện Vàng. Họ cho rằng, đây chỉ là một phù hiệu
hoặc tô tem cổ của vương triều Chăm Pa, chứ chưa hẳn là một vật thể có
thật.

Cho dù tòa thành Nhện Vàng thực sự tồn tại trên đời, thì cũng phải

nằm trong lãnh thổ phía bắc Việt Nam hoặc Lào mới đúng. Ngọc Phi
Yến lúc này tận mắt nhìn thấy tháp cổ trùng trùng điệp điệp trên các bức
phù điêu, mới biết đến tám chín phần mười, đây chính là tòa thành bốn
triệu bảo tháp của vua Chăm Pa, không ngờ nó lại bị vùi chôn dưới sơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.