phải hát hý văn thật sao? Là vở ‘Đèn lồng đỏ’ hay vở ‘Núi Đỗ Quyên’?
Triệu sư phụ có biết hát không?”
Triệu Lão Biệt không lên tiếng trả lời mà chỉ dặn dò mấy câu: “Các
cậu chỉ cần đi theo sau mỗ là được rồi, có điều phải nhớ tuyệt đối không
được quay đầu nhìn lại đằng sau, phía thành trì đèn nến lập lòe đó, nếu
không đừng mong thoát khỏi chỗ này.”
Tư Mã Khôi không hiểu ý lão muốn ám chỉ điều gì, liền hỏi: “Sao
lão lại nói vậy?”
Triệu Lão Biệt nói: “Tòa thành đó trông giống như ánh lửa ma trơi,
ẩn ẩn hiện hiện giữa đám cỏ úa khói tàn trong rừng cây tạp chủng. Nhìn
nó như gần như xa, biến đổi quái dị khó lường, càng nhìn càng cảm thấy
mơ hồ, bất luận thế nào chúng ta cũng không thể xác định phương hướng
dựa vào vị trí của nó được, ngộ nhỡ bị sa chân vào bên trong, thì chỉ có
mà vạn kiếp không thể siêu sinh.” Thì ra khúc hát lão đang ngâm nga
trong miệng là bài “Điệu khúc ngâm” đã bị thất truyền từ lâu trong dân
gian, tuy rằng tiếng hát khàn đục nhưng lại vang lên giữa đêm khuya,
khiến nó càng mang âm hưởng hùng tâm tráng chí, hiên ngang khí
phách.
Không biết có phải bài hát ảnh hưởng đến tâm lý hay không, mà
khi Triệu Lão Biệt vừa hắng giọng ngân nga mấy câu, cả hội Tư Mã
Khôi đã không còn cảm thấy rùng rợn nữa, vội vàng lên dây cót tinh
thần, vùi đầu nhắm thẳng về phía trước. Không ngờ, một lát sau cả hội
đã thoát khỏi nghĩa địa và quay trở về chỗ chiếc cầu La Sư vỡ nát bị bỏ
hoang.
Thấy cuối cùng cũng thoát được ra ngoài, ai nấy đều thở phào nhẹ
nhõm. Đến lúc này, Tư Mã Khôi càng thêm khẳng định Triệu Lão Biệt
chắc chắn là một kỳ nhân bí ẩn khó lường, đừng thấy lão ta ăn mặc lôi
thôi quê mùa mà coi thường. Lão già này quả ứng với câu: “Nhìn mặt
khó bắt hình dong, nước biển khó lòng đo đếm”. Nghĩ vậy, Tư Mã Khôi
liền bám theo xin thỉnh giáo là vừa rồi rốt cục đã xảy xa chuyện gì? Vì