dò hỏi tung tích của ông Thắng Thiên Viễn, nhân tiện đi kiếm tí tiền, giải
quyết vấn đề cơm áo trước mắt cái đã”.
Hải ngọng nghe đến tiền thì lập tức hào hứng hẳn lên: “Cậu có nơi
nào kiếm ra tiền ở Bắc Kinh à?”
Tư Mã Khôi nói: “Năm xưa, chiếc áo khoác da chuột xích long tuấn
mã mà Triệu Lão Biệt mang ra đổi chác với bọn mình, là một vật vô
cùng hiếm có, suốt thời gian đi Miến Điện, tớ vẫn nhờ Hạ Cần giữ hộ,
Bắc Kinh là thành phổ lớn, chắc sẽ dễ tìm thấy người mua nó.”
Nói là làm ngay, khi chuyến tàu vừa trở về Trường Sa là họ lập tức
bỏ việc đến Bắc Kinh. Nhờ vào các mối quan hệ trước đây, hai người
vừa dò la tin tức của ông Thắng Thiên Viễn, vừa tìm một số người thích
sưu tầm bảo vật có thể mua chiếc áo lông chuột.
Bạn đang đọc truyện tại blog Xú Ngư, chúc bạn đọc truyện vui vẻ
Năm ấy, đại Cách mạng Văn hóa tuy vẫn chưa kết thúc hẳn, nhưng
Bắc Kinh vốn nổi tiếng là nơi “thế giới đa hệ”, con người trong thiên hạ
có trăm phương ngàn kế mưu sinh khác nhau, kiểu gì mà chẳng tìm ra
những kẻ chuyên mua bán đổi chác bảo vật nhân thời kỳ bài trừ tứ
cựu
những người này rất am hiểu cái gì là xã hội, bọn họ không ai
không tỏ tường cái lẽ: triều đại nào mà chẳng có khi biến động? Nếu
cuộc sống lúc nào cũng thanh bình ấm no, thì đồ cổ cũng không thể lưu
lạc xuống tận hang cùng ngõ hẻm, bị người ta trao đi đổi lại với cái giá
bèo bọt chẳng khác gì mớ rau ngoài chợ. Có điều, thời thế chính trị biến
động đến mấy thì sớm muộn gì cũng phải có ngày kết thúc, tới lúc ấy,
mấy thứ cổ lỗ sĩ sẽ lập tức quay ngoắt tăng giá vùn vụt, có khi lãi gấp
trăm gấp ngàn, lợi nhuận khổng lồ đến dễ dàng, chẳng khác gì từ trên
trời tự dưng rơi vào mồm.
Thời xưa, người ta gọi những kẻ chuyên thu mua đồ cũ là kẻ “đánh
trống con”, vì họ thường đeo một cái túi vải lớn trên lưng để đựng tiền,
tay gõ vào mặt trống tròn dẹt to cỡ lòng bàn tay, vừa đánh trống vừa sục
sạo khắp các ngõ ngách, phạm vi thu mua rất rộng, đồ đắt có khi là đồ cổ