vàng ngọc, trang sức, tranh chữ… đồ rẻ tiền có khi chỉ là mấy cái nồi sứt
bát mẻ, lông gà lông vịt vụn vặt. Nói tóm lại, chắng có thứ gì bọn họ
không thu mua. Trong năm nghề tám nghiệp lưu hành ở Bắc Kinh cổ
xưa, nghề này ỉuôn chiếm một phương, vì thế cho đến tận bây giờ những
kẻ hành nghề thu mua vẫn rất hãnh diện với tên gọi cũ. Chỉ có điều, thời
kỳ diễn ra đại Cách mạng Văn hóa họ chuyển sang hoạt động bí mật,
không dễ gì lộ mặt ra ngoài, cho dù là người rất thông đường thuộc nẻo
muốn tìm bọn họ cũng còn khó nữa là.
Gia thế của Tư Mã Khôi khác với người thường, cả thành Bắc Kinh
có tên thu mua nào không biết anh là hậu duệ của gia tộc họ Trương, gốc
gác đâu phải hạng xoàng. Muốn bán đồ tốt, bao giờ chủ nhân cũng phải
kể tường tận ngọn nguồn gốc gác của nó, bởi vì mấy món này không
phải từ trên trời tự dưng rơi xuống, càng không phải từ dưới đất bỗng
chốc mọc ra. Nếu như tổ tiên ba đời nhà anh đều là phu khuân vác ở bến
tàu, rồi một ngày anh đột nhiên mang một món đồ cổ có giá trị cực lớn
đem đi bán, thì chẳng cần liếc, cũng có thể khẳng định chắc chắn nó là
hàng nhái. Nhưng một người xuất thân từ gia đình giàu có danh giá thì
lại khác, cho dù bây giờ người ta đã khuynh gia bại sản, nhưng không
chừng, họ vẫn có thể moi móc được món đồ tốt từ một xó xỉnh ngóc
ngách nào đó cũng nên, rồi mang ra chợ bán thì giá trị của nó đúng là
thôi rồi.
Đúng như dự đoán, quả nhiên có mấy vị “đánh trống con” sau khi
biết tin liền mời Tư Mã Khôi vào trong một ngôi nhà ở gần đầu phố bán
đèn để xem hàng, một trong những vị đó có một lão sư phụ họ Lưu, tên
thật là Lưu Hoài Thủy, người quen đều gọi chệch tên lão là Lưu Hoại
Thủy, do lão có con mắt tinh tường thần khóc quỷ sầu nên còn được
người ta đặt biệt hiệu Thủy ma trống. Tổ tiên sáu đời nhà lão Lưu Hoại
Thủy đều xuất thân từ nghề đánh trổng con, thông tin này là có chứng cứ
hẳn hoi, thậm chí có người còn đồn ngay từ thời Tống, nhà lão đã bắt
đầu cai quản trường sinh khố
, và chẳng ai ở đây có kinh nghiệm
“đánh trống” dày dạn như lão.