Chương 2: CÁT LÚN BỐC HƠI
Chương 2.1: Nông trường khai hoang số 34
Từ sau khi bước vào thế kỷ hai mươi đến nay, một biến động dữ dội
chưa từng có trước đây đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, thời kỳ này
chính là niên đại tràn ngập mâu thuẫn, xung đột và cải cách, đồng thời
cũng là niên đại hủy hoại nền văn minh xã hội nghiêm trọng nhất.
Chỉ trong thời gian mười mấy năm ngắn ngủi, đã liên tiếp diễn ra hai
cuộc đại chiến thế giới, tổng số người chết lên tới con số trăm triệu; dư
âm của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và chiến tranh lần thứ tư ở Trung
Đông vẫn chưa kết thúc. Đối với thế giới mà nói, năm 1974 vẫn là một
năm tanh nồng mùi máu.
Đầu thu năm ấy, Tư Mã Khôi và Hải ngọng cùng giáo sư Nông địa
cầu bước chân vào dải đất ven triền tây của đại sa mạc. Sa mạc Lopnor
mênh mông rộng trên hai trăm cây số vuông, nằm kẹp giữa bồn địa Tháp
Lý Mộc và sa mạc Gobi, tỉnh Cam Túc, phía bắc giáp với sa mạc
Kuruktag, phía nam giáp với núi A-erh-chin. Nơi đây từng là yết hầu
trọng yếu của con đường tơ lụa nổi tiếng một thời, trong lòng nó từng
tồn tại cổ quốc Lâu Lan phồn thịnh bậc nhất trong các nước Tây Vực.
Bây giờ bóng dáng của đoàn lạc đà đã dần dần xa khuất, tiếng chuông
lảnh lót rung theo từng bước chân lạc đà đều bị cuồng phong thổi tan tác,
tất cả chỉ còn lại một miền cằn khô hoang tàn với dải cát vàng trải dài
miên man.
Phía đông bắc sông Khổng Tước từng là cơ sở thực nghiệm “kinh
thiên động địa”
, vì đại bộ phận khu vực đông bắc hoang mạc, bao
gồm cả thành cổ Lâu Lan thời đó đều bị quy hoạch thành khu cấm địa
quân sự, không ai được tự tiện lui tới, nếu chưa được cấp có thẩm quyền
cho phép. Phía cực nam xa xôi của sa mạc là đường viên của biển cát
Kumtag, do chịu ảnh hưởng của những nhân tố có lợi như nước tuyết tan
chảy trên núi A-erh-chin, nên khu vực lân cận vẫn tồn tại một vài vùng