có vài cỗ xác khô cổ đại đầu đội trang sức vàng, cỗ nào cũng cúi gục xuống,
da thịt khô quắt như vỏ cây, không thể nhìn rõ diện mạo được nữa. Từ cái
miệng ngoác rộng của họ liên tục chảy ra thứ nước vàng, trong lòng các xác
chết đều ôm một cây nấm lớn, thân nấm đỏ au như máu, tán xòe như cái ô,
dịch nhãi chảy ra từ miệng cái xác đều rớt xuống phần đỉnh cây nấm, gốc
nấm thì dính chặt thành một thể với cái xác.
Hội Tư Mã Khôi càng tiến lại gần càng thấy ngạt thở, hai mắt anh díu lại,
mọi thứ trước mắt trở nên mơ hồ. Anh biết loại nấm này chính là “nấm thi
khẩu”. Lớp sương khí mờ mịt tỏa ra xung quanh thực ra là những con trùng
nhỏ miệng đen đầu đỏ, chỉ khi lấy nước tạt vào thì mắt thường mới trông
thấy chúng, nom chúng chẳng khác nào sương khí tỏa ra từ xác chết. Lũ côn
trùng này tụ tập ở đây, rồi tỏa ra bốn hướng, hút cạn sinh khí tồn tại trong
tòa Tử thành này. Sở dĩ những cây nấm mọc ra từ miệng xác khô của người
Bái Xà là do cơ thể người chết đã hít phải lũ côn trùng. Trong khi đó, hội
Tư Mã Khôi lại xâm nhập nơi này trong trạng thái không hề được phòng bị
chút nào.
Tư Mã Khôi nhớ lại trong điển tịch tướng vật có đoạn chép rằng: thời Tùy
Đường có tay thợ săn vào núi săn bắn, anh ta đuổi theo linh dương và rơi
xuống một huyệt động. Trong huyệt động, anh ta nhìn thấy một khóm linh
chi tươi, biết đây là dị vật, anh ta liền hái xuống và định nuốt ăn, không ngờ
một con ma núi bỗng đâu chạy vọt tới cướp lấy khóm nấm, tay thợ săn sống
chết tranh cướp lại, cuối cùng cũng xua được con ma núi đi. Ma núi mà
người xưa vẫn gọi có khả năng chỉ là một loài khỉ vượn hoặc sơn tiêu thông
minh nào đó, nó định chờ cây linh chi lớn lên mới ăn, ai ngờ lại bị gã thợ
săn nẫng tay trên. Đuổi được con ma núi, gã thợ săn không đợi thêm được
nữa, vội nuốt hết cây nấm linh chi vào miệng, vừa nuốt trôi khỏi miệng, cơ