MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 4: CỬU TUYỀN U MINH - Trang 157

dạng nhưng ở các góc đều có khe hở và trên mặt đất họ thấy còn sót lại chút
cát đen.

Cao Tư Dương nói: “Trong thông đạo của miếu thần lấp đầy đá macma thế
này, chắc là không muốn để người ngoài xâm nhập vào đây mà”.

Tư Mã Khôi lại cho rằng chưa hẳn là vậy, những khối đá đen rõ ràng chưa
hề được đẽo gọt, nếu không muốn người ngoài xâm nhập vào trong, thì
người ta không thể để lại những khe hở to như vậy được. Có lẽ những khối
đá này không phải dùng để phòng bị, trông nó giống như ngăn không cho
vật bên trong thoát ra ngoài, có lẽ thứ bị nhốt ở bên trong có cái đầu rất to,
xem ra trong miếu thần không chỉ có một mình tấm bia đá của người Bái
Xà, ở nơi sâu nhất vẫn còn thứ gì khác chăng? Nói rồi, Tư Mã Khôi lấy hết
can đảm, chui qua khe hở giữa các khối đá. Thông đạo tiếp tục vươn dài
chếch xuống phía dưới, Tư Mã Khôi mới đi được hơn chục bước mà lòng
đã thấy rờn rợn, anh tự hỏi rốt cuộc phía dưới miêu thần còn sâu bao nhiêu?
Những tảng đá khổng lồ trong thông đạo dùng để ngăn cản vật gì thoát ra
ngoài?

Hồi 9 – Tấm bia đá

Miếu thần giống như một hang động hình ống, thông đạo bên trong bị
những khối đá khổng lồ chắn ngang, mọi người đành chui qua mấy khe hở
giữa các khối đá, thâm nhập vào bên trong thạch điện, phần thông đạo nằm
ở phía đối điện với thạch điện lại tiếp tục vươn dài xuống dưới.

Mọi người ngẩng đầu, hướng đèn quặng soi lên vách đá, những bức phù
điêu của người Bái Xà hiện ra với đủ hình thái quái dị, trong bức phù điêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.