Cao Tư Dương thắc mắc: “Trong ngôi miếu thần này không hề có tượng
thần, vậy những đổ tế lễ này dùng để hiến tế cho tấm bia đá sao? Hơn nữa,
sao thông đạo trong miếu thần lại sâu thế? Lẽ nào đây là động không đáy?”
Tư Mã Khôi nói: “Cô hỏi thế làm tôi nhớ lại lúc Triệu Lão Biệt trong biển
cát ở cực vực từng nói ở đây có một cái động không đáy. Tất nhiên, khi ấy
lão ta cũng không biết tường tận, lão chỉ kể lại lời đồn đại không rõ thực hư
thế nào mà thôi”.
Nhị Học Sinh nói với hội Tư Mã Khôi, trên đời quả thực có tồn tại “động
không đáy”, cậu ta từng đọc một tài liệu trong thư viện nói rằng, Hi Lạp có
một hang động lớn trong núi ở gần biển, bên trong sâu không thấy đáy,
hàng ngày khi triều dâng, nước biển lại chảy ào ào như trút vào trong miệng
dộng. Người ta suy đoán, hàng ngày có khoảng ba, bốn vạn tấn nước biển
chảy vào huyệt động. Điều kỳ lạ là, nước biến chảy nhiều như thế, nhưng
chưa bao giờ có thể làm đầy miệng động, cũng không thấy nước tràn ra
ngoài. Người ta đoán, nơi sâu của hang động này có địa mạo Karst được
hình thành bởi đá vôi, địa hình tương tự với động thoát nước hình phễu
dựng đứng, bất kể bao nhiêu nước biển cũng không thể đổ đầy. Có điều
thủy hệ trong địa mạo Karst có phức tạp đến đâu, thì chắc chắn cũng tồn tại
một lối thoát nước. Vậy rốt cuộc, lượng nước lớn như vậy đổ vào huyệt
động đã chảy đi đâu? Để giải đáp nghi vấn này, có một nhà thám trắc đã tạo
ra hàng chục ngàn phao tiêu bằng cao su mang theo những kí hiệu đặc biệt,
rồi ném xuống biển theo từng đợt, để chúng bị sóng triều cuốn xuống động,
chỉ cần một phao tiêu xuất hiện ở một nơi khác, ông sẽ phát hiện thấy lối
thoát nước của động không đáy, nhưng hàng chục ngàn phao tiêu kia đi vào
dường như đều đã bị động không đáy nuốt chửng, cho đến ngày nay, người
ta vẫn không thể tìm thấy, dẫu chỉ là một cái phao tiêu trong số đó.