Tư Mã Khôi nói: “Kết cấu địa tầng ở đây vô cùng phức tạp, dù là địa mạo
Karst cũng có thể tồn tại những vũng mù không có lối thoát ra ngoài, nói
không chừng những phao tiêu kia đã trôi đến nơi đó rồi cũng nên. Tất
nhiên, điều này chưa thể chứng minh trên thế giới tồn tại động không đáy.
Tôi cảm thấy biển Âm Dụ ở vành đai 30 độ vĩ Bắc cũng là động không đáy
không có lối ra, nhưng thực ra nó vẫn không hẳn là không có đáy một cách
đúng nghĩa, vị trí hiện tại của đội khảo cổ còn nằm bên dưới xung quyền,
nếu còn xuống sâu hơn nữa sẽ không thấy nước ngầm và tầng đá nữa, mà
chỉ có đại dương mênh mông được hình thành bởi thể khí nóng bỏng, nó có
thể biến vạn vật trên đời tan tành thành mây khói, bởi thế miếu thần chắc
chắn không thể là động không đáy, có lẽ chỉ cần đi thêm mấy bước nữa là
tới đáy thôi”.
Cao Tư Dương gật gù bảo: “Thì ra vậy, tấm bia Bái Xà nằm ở điểm tận
cùng của thông đạo. Lẽ nào bao nhiêu bộ xương khô được khâm liệm trong
vò gốm là dùng để tế lễ tấm bia đó sao?”
hoatanhoano.wordpress.com
Thắng Hương Lân nói: “Có lẽ trong miếu còn tồn tại thứ gì khác, chỉ như
vậy mới có thể giải thích vì sao họ lại lấy đá chặn thông đạo lại, bởi tấm bia
đá không thể tự mình mọc chân chạy mất được”.
Cao Tư Dương nghe Thắng Hương Lân giải thích thì bỗng thấy rùng mình,
không hiểu ở nơi sâu trong miếu thần còn có thứ gì khác được chứ? Lẽ nào
là “xà nữ” mà bức bích họa đã vẽ?
Tư Mã Khôi cũng không dám chắc chuyện xà nữ của Cao Tư Dương có khả
năng xảy ra hay không, vì ngay cả việc miếu thần của người Bái Xà cổ đại
đã tồn tại bao nhiêu niên đại cũng nào ai biết? Từ trước khi Vũ Vương đúc
đỉnh đồng Đồ Sơn đến nay, tộc người Bái Xà đã trải qua hơn 4700 năm,