giờ mới biết ba người họ vừa bò từ trong khe núi ra. Chẳng rõ vì duyên cớ
gì mà hai người thợ săn Monpa lại kinh ngạc dường ấy, thậm chí họ còn tỏ
thái độ sợ sệt, kính cẩn, rồi đưa hội Tư Mã Khôi về nhà.
Các hộ dân ở đây vẫn giữ phương thức sinh hoạt nguyên thủy là canh nông
và săn bắn. Nhà bác thợ săn này còn một cô con gái, họ đựng rượu ngô và
thịt nai trọng chậu đồng, rồi bắc lên bếp hầm nhừ. Bác thợ săn mời ba
người hội Tư Mã Khôi ngồi quanh bếp lửa, không ngừng rót rượu, tiếp thức
ăn cho ba người.
Tư Mã Khôi lấy làm lạ, nghĩ bụng: “Mình từng nghe nói thợ săn trong núi
rất nhiệt tình, hiếu khách. Trước chỉ được nghe chứ chưa từng được gặp,
nay gặp rồi đúng là phục sát đất luôn, họ khoản đãi người không quen biết
thật thịnh tình. Thôi thì nhập gia tùy tục, mình cũng chẳng khách sáo làm
gì”, nghĩ vậy anh phồng mồm ăn đến no căng bụng mới thôi. Với họ giờ
đây, loại rượu ngô bình dân trở nên tuyệt diệu chẳng khác gì nước cam lồ
(2).
(2) Nước cam lồ: Một loại nước bất tử xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ.
Bác thợ săn người dân tộc Monpa chỉ nói được rất ít tiếng Hán, nói mãi Tư
Mã Khôi mới hiểu được một đôi câu, nhưng chỉ cần nắm rõ phần cơ bản là
có thể lý giải được nội dung đối phương muốn biểu đạt.
Qua trao đổi, anh được biết lưu vực sông Yarlung Tsangpo chảy qua rất
nhiều khe núi, xung quanh đấy toàn núi tuyết, sông băng và rừng rậm
nguyên sinh. Khe núi mà hội Tư Mã Khôi vừa mới trèo ra đã xuất hiện ở
đây từ thuở khai thiên lập địa, nghe nói bên trong là lãnh địa bí mật của
thần linh, chỉ những bậc hiền đức thấm nhuần Pháp thời luân Kim
Cang
(3)
và tu hành mười kiếp thì mới có cơ duyên ra vào vùng đất thánh ấy,
cũng bởi lý do đó họ mới có thái độ cung kính như thế với hội Tư Mã Khôi,