đâu!”
Tư Mã Khôi rất đỗi kinh ngạc, anh hỏi kỹ mới biết bây giờ là mùa đóng cửa
núi, vì muốn vượt núi buộc phải đi qua mấy con sông băng và vùng dễ xảy
ra lở đất, dọc đường toàn núi sâu rừng rậm, vách đá cheo leo dựng đứng, vả
lại cũng không thuận đường, nếu muốn đi phải đợi sau khi sang xuân mới
được.
Hội Tư Mã Khôi đành kiên nhẫn chờ đợi. Họ ở lại căn nhà gỗ của người thợ
săn để dưỡng thương, đôi lúc rảnh rang họ còn lang thang đến các khe núi
gần đó đi săn với dân bản địa. Tuy điều kiện sống giản dị nhưng với họ, đó
là những chuỗi ngày bình yên nhất trong cuộc đời mình, cả thân thể và tinh
thần đều dần dần phục hồi trở lại.
Tối hôm đó, nghe tiếng nước chảy ầm ầm cùa dòng Yarlung Tsangpo từ xa
vọng lại. Cao Tư Dương hỏi Tư Mã Khôi và Hải ngọng xem hai người định
đi đâu sau khi ra khỏi núi?
Tư Mã Khôi thấy đây luôn là vấn đề khiến anh đau đáu nhất, bản thân anh
và Hải ngọng thì chẳng có gì đáng bàn, nhưng Cao Tư Dương vốn thuộc về
quân đoàn 302, cô được cử đến lâm trường Đại Thần Nông Giá, nhận lệnh
cùng Nhị Học Sinh và cậu dân binh Hổ Tử cùng đến tháp canh trên ngọn
núi chính để sửa chữa cỗ máy điện đàm chuyên dùng cấp báo cho công tác
phòng cháy chữa cháy, lúc ấy vì bất đắc dĩ nên cô mới phải gia nhập đội
khảo cổ thâm nhập lòng đất. Tuy giờ đây cô đã sống sót quay trở về, nhưng
hai thành viên còn lại của tổ thông tin thì lại tử nạn. Có lẽ giờ đây trong hồ
sơ cùa lâm trường, vụ án Cao Tư Dương đã sớm khép lại bằng hai chữ chú
thích “mất tích”, nhưng nói gì thì nói cô vẫn là bộ đội xuất thân từ quân
ngũ, nên khi trở về bắt buộc phải giải trình cặn kẽ mọi việc với lãnh đạo.