MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 122

lạ bỗng thành người thân. Ông đến với đời bằng sự tử tế hồn nhiên và đôi
chút ngu ngơ của thơ.

Những thức quà vặt đó nếu chưa cuối tuần thì Lâm Quý không thể vượt

sông Lô mang về quê cho vợ con bên Quang Yên - Lập Thạch. Mà Ông thì
lúc nào cũng sẵn thơ mới sáng tác, mới dịch dọt lam nham trong cặp, hễ
thấy đàn em đâu là liền có nhu cầu đọc thơ cho nghe. Dừng xe đạp, sửa lại
chiếc cặp da đen bụng chửa, hách dịch vẫy vẫy tay:

- Đi đâu hử, dừng lại có việc chút...

- Dạ sếp em đang đợi... Hôm nay em không nghe thơ được đâu ạ.

- Mặc kệ sếp chú đi, anh chơi với sếp cả tỉnh...

Móc điếu thuốc quăn queo nơi túi quần, Lâm Quý vỗ vỗ tìm lửa túi quần,

túi áo.

- Lạ nhỉ, các chú được nghe thơ của bác thì chỉ sướng phởn phơ. Lại còn

được rượu lạc đẩy đưa nữa, không ngồi xuống thì họa rồ chữ chứ lị...

Thế là lại vòng về tập gian nhà tập thể đủ mùi muội khói. Chưa kịp phản

ứng thì ông anh đã cúi xuống vớ cái vỏ chai, đưa qua bờ cái lỗ thoáng của
bờ rào xây ơi ới gọi bà quán:

- Bà cụ ơi, bà cụ thêm mấy gói lạc, hai thằng này thì chỉ hao lạc...

- Tiền tươi hay tiền lưu đấy ông nhà báo?

- Chặc, hề hề hê... thì vưỡn như mọi khi bà cụ ạ...

- Sổ đây, ký trước vào đã nhé!

Dường như tâm thế Ông luôn luôn bị đặt ra trước ngã ba đường của đời

sống lẫn thi ca. Sự thách thức đó thuộc về số phận của chính Ông và chỉ có
thể mình Ông giải quyết. Là một trí thức Cao Lan, Ông luôn ý thức phải
viết bằng tâm thế văn hóa và nỗi đau dân tộc mình. Phải tìm cho ra một
giọng điệu riêng mang phong vị, âm hưởng Cao Lan nhưng vẫn chan hòa
với văn hóa Việt. Là người Việt - Cao Lan chứ không phải là người Cao
Lan giả giọng Việt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.