MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 169

- Thì số phòng ghi ở chìa khóa.

- Nhưng tôi tìm suốt rồi mà không tìm ra. Có cả chục phòng số trùng

nhau… mới chết chứ.

Tả tơi, giọng chàng tuyệt vọng như muốn vỡ ra. Tội nghiệp mà cũng nực

ruột. Chẳng bù cho lúc chiều chàng lạnh lùng giữa vòng vây nhan sắc.

- Ông không nhớ ở tầng nào à?

- Làm sao tôi nhớ được, thì tôi đi theo mọi người mà. Cứ phải mở cửa ra

nhìn thấy túi đồ của mình thì tôi mới nhớ được.

Nghe nói về sự không nhận diện được "kiến trúc mặt tiền" thì ngay cả

đến "bà cụ thân sinh ra con gái" thi sĩ cũng phải bó tay vì tính quên đường.
Chàng được vợ sai mang quà biếu cô giáo của con gái út, nhân ngày 20/11
ngay dãy nhà đối diện cùng phố Cát Cụt, nhưng lệch khoảng hơn chục số
nhà. Vậy mà chàng đã không tìm nổi địa chỉ, vì cánh cửa ngôi nhà đã khép
che mất chiếc tủ kính bày hàng tạp hóa làm vật chuẩn. Nhà chia lô mặt phố
và cánh cửa phòng khách nhà nước giống nhau dập khuôn kiểu trại lính, thì
một nhà thơ cách tân như Mai Văn Phấn không thể nhập tâm là phải. Hỏi
thăm hàng xóm, sợ mang tiếng ông bố vô tâm. Thôi về, đành lỗi việc với
vợ.

Mà lạ, thế mà có thời chàng từng làm lính lái xe quân sự vào Nam ra

Bắc, phải đi sông Hương, núi Ngự nhiều lần, may mà còn nhớ đường về
nhà(!).

Nếu hình thức hoặc tính đãng trí không nhớ "mặt tiền" làm nên diện mạo

một nhà thơ thì có gì đáng nói nhỉ. Nhưng chàng đây hiểu biết cổ văn Việt,
không lơ mơ Trung Hoa, đọc nhiều trước tác triết và chắc chắn không ít lý
số hoặc phong thủy. Một người như chàng sống nương đất trạng Trình thì
không thể không quan tâm đến những sự ấy. Chàng đã từng dị ứng không ít
lần thứ "văn hóa trạng" dân gian tự bằng lòng với cái vốn tự nhiên mà xoay
xỏa vun vén kheo khéo trong không gian làng mà nổi nênh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.