MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 178

Đó là những khoảnh khắc hội nghị. Lúc này chúng tôi đang ở Phú Khê.

Tôi mời ông lên xe máy về nhà cho nhanh thì nhận được cái cười nén
những khinh khi ranh mãnh:

- Chẳng dại, lên xe xuống ngựa mãi chẳng sao, tí tởn ngồi xe cậu, lỡ đâu

oạch cái thì mình bỏ mẹ…

Ông lão Ngô Ngọc Bội lõng thõng ôm bó nan tre, xách ấm nước chè cúi

cúi đi sau hướng dẫn tôi chạy xe máy đằng trước chỉ đường. "Ngoặt phải"
"Trái, trái cơ mà!", "Tiến lên từ từ, nhớ chú ý gốc cây có cái rãnh nước
xoáy hơi sâu...", "Sao lại chạy như hóa rồ lên thế, đợi tí chứ!"

Ngôi nhà hai tầng hộp diêm thế thủ dưới chân đồi thoai thoải um tùm

những cây ăn quả. Hồng xiêm và hồng xiêm… Mít. Vạt vườn rau trước sân
gạch. Cây dừa lúc lỉu đeo trái. Mảnh ao ngầu sủi váng bọt tăm cá.

Tôi dừng xe trước cổng. Bà lão phúc hậu đang bê rổ hồng xiêm nheo

nheo mắt đứng trên hè vọng ra:

- Ông nhà cháu đi họp Chi bộ và Hội dân gian không có nhà đâu bác ạ…

Nhưng bác cứ vào trong nhà đã. Ông nhà cháu có thách cũng chẳng dám đi
xa nhà được lâu…

Về hưu kiểu Ngô Ngọc Bội có thể nói là mẫu mực. Ông vẫn tham gia

đầy đủ những việc mà một đảng viên, một nhà văn có thể, nhưng chỉ làm tư
vấn chứ không can thiệp, không xử lý công việc. Ông quá biết những gì
nên làm và không nên làm.

Có thể bà lão đã nói đúng về ông chồng thời điểm này. Sau mấy mươi

năm Ngô Ngọc Bội tham gia kháng chiến, làm văn chương, sức thì sắp tàn
nhưng trí vẫn chưa chịu kiệt. Bà được ông chạm ngõ từ năm lên sáu tuổi,
năm lên tám thì ăn hỏi chính thức. Tới năm mười bảy tuổi Phú Khê tưng
bừng đưa dâu đón rể. Cưới xong, chồng đi kháng chiến, mình bà ruộng thấp
đồi cao, trồng cấy nuôi các con khôn lớn, nên người.

Người đàn bà trung du đã chịu thiệt thòi gần như cả cuộc đời, đếm không

mấy ngày có chồng đỡ đần san mưa sẻ nắng. Nhưng Văn chương Việt cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.