MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 347

Với vốn sống gần như dư thừa, những vấn đề văn chương hay báo chí

ông đề cập đến đều mang tính nhân văn, có tính gợi mở cho bạn đọc và cả
chính bản thân ông.

Sau này, tôi bắt gặp sự đối chọi bên trong và bên ngoài ấy, ở một văn

nhân tài hoa khác là Nguyễn Lương Ngọc. Cả hai đều thích và thu nhặt
những vật dụng be bé tinh tế, tỷ như bộ ấm trà lạ kiểu, chiếc bình gốm bằng
ngón tay cái, đặt góc bàn cắm mấy chiếc hoa cỏ, cúc dại li ti.

Đôi khi gặp sự buồn thế thái, cũng ngồi như tượng nhà mồ, ôm đầu,

nước mắt ướt vòng quanh.

Chữ viết cả hai cũng giống nhau. Kiểu thầy đồ làm thơ. Văn Chinh đã

từng làm ông giáo cấp I. Nguyễn Lương Ngọc thi thoảng cũng thỉnh giảng
đâu đó. Chữ nối chữ niêm cẩn, gọn đẹp như những hạt gạo nếp hoa vàng
nối nhau nhưng vẫn đủ sự bay bướm của những chữ có nét hất ngược. Chữ
nào bỏ thì chỉ gạch chéo một vạch.

Tôi cứ ngạc nhiên với sự đối chọi ở nét chữ, ở bông hoa cúc thêu tinh tế

bên sườn chiếc túi vải và vóc dáng cao lớn, mộc mộc, nhưng quai quái
trong đôi mắt chăm chú đến ngây ngô rồi cười khì của họ, cứ như một sự
không thỏa đáng nào đó.

Và cả hai cũng sẵn sàng chặc lưỡi, trong một lần tôi đến chơi nơi ở trọ

của họ, tất nhiên trong thời điểm và không gian khác nhau khi có nhu cầu
tìm nhà vệ sinh, đã chẳng ngại ngần, bắt tôi quay mặt vào góc nhà... tạm
vào chiếc ống bơ.

Một điều chung nữa là họ thường lọ mọ tìm đến những thần tượng học

thuật, ngoài tầm đạo, nhưng qua đó muốn kiểm chứng những điều tự thâu
nhận được. Nếu cần thì sẵn sàng "cãi" ngay với thầy…

Nhưng với Văn Chinh thì nhà văn Sao Mai còn hơn cả một người thầy.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu phải nhắc đến thầy, Văn Chinh bao giờ
cũng thành kính mà rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.