- Đó là con Hổ kiêu sa (Sao Mai tuổi Bính Dần) đứng trong cũi trên đỉnh
núi cao và nhìn xuống thiên hạ cười nhạt.
Sao Mai mất, ông trở khăn trắng phục bên bài vị.
Sao Mai từng kể: Một tối mùa đông có một chàng trai cao lêu đêu,
xương xẩu, đen đúa, ướt lướt thướt vì vừa bơi qua sông, mắt nhìn như
khoan vào da thịt người ta, đến gõ cửa. Sao Mai giật mình nhìn bộ dạng
người thanh niên, nghi là trấn cướp, nhưng vẫn bình tĩnh mời vào nhà ngồi
sưởi lửa và húp bát cháo gà nóng. Hồi tỉnh anh ta cho hay mình dạy học
bên kia sông, xin phép lôi ra trong chiếc túi thổ cẩm tập bản thảo, đọc ngấu
nghiến rồi chờ đợi sự phán xét. Chàng trai mà ông sợ là cướp đó tên là
Đinh Văn Chinh. Ông đã lặng mừng, trang viết đầu tay của chàng trai là nỗi
buồn vui cõi người chứ không là chuyện minh họa chăn nuôi, trồng cấy…
Còn Văn Chinh thì hồi cố.
- Ô, chẳng qua là mình ngưỡng mộ Sao Mai quá, nên không nói nổi lên
lời. Hơn nữa rét cứng… người.
Văn Chinh khi xúc động thì mặt tái dại, bạnh hàm nhìn trừng trừng vào
ai đó hoặc ngồi im cúi mặt, kệ cho thiên hạ muốn làm gì thì làm hoặc là vụt
trở nên hoạt khẩu đối đáp rành rẽ, lý không thiếu mà tình cũng ngay.
Qua "kênh" Sao Mai, Văn Chinh đã may mắn ngay từ đầu được tiếp xúc
với dòng chảy chìm, trầm sâu của văn học với những quan niệm chính
thống; đồng thời cũng từ đó Văn Chinh đã đối thoại với Lê Đạt, Trần Dần,
Phùng Quán, Lê Khánh, Vân Long, Nguyễn Mỹ… thường lại qua miền đất
Thanh Sơn thăm Sao Mai.
Ngoài bén duyên văn, hình như Văn Chinh cũng đào hoa không kém
thầy. Và một khi đã lỡ yêu ai thì Văn Chinh chỉ còn cách sống chết với
người ta, bất chấp đàm tiếu, bất chấp hình dung tương lai tạo dựng một bến
đỗ mới. Sau ngả rẽ bất ngờ của cuộc đời trắng trơn là tất cả trách nhiệm và
tình yêu của một người đàn ông đích thực xả thân vì người mình yêu.