MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 375

ngồi trông trăng hạ huyền qua cửa sổ nhà mình, lòng tôi bỗng nao lên câu
hỏi rồi để tự trả lời. Liệu có lần thứ hai Vân Long ngồi trông trăng hạ
huyền xứ trung du ở căn phòng này nữa? Có, nhưng chưa biết là bao giờ.

Tôi loài cá ăn chìm

Thơ và đời lặng lẽ...

...........................

Cây ẩn mình như không còn mình nữa

Bên cuộc diễu hành trăm sắc hoa!

Hình như hai câu thơ tự họa của Vân Long đã gói gọn cả kiêu hãnh và

nhũn nhặn của một người đã ngộ lẽ đời. Con rồng lẩn trong mây, chẳng khi
nào mong thấy được toàn diện. Tôi muốn được nghe ông nói về thơ. Nhưng
ông lại kể về cuộc đời. Bài thơ cuộc đời...

Xuất thân từ gia đình trung lưu, bố mẹ sớm chia tay ngay khi ông ra đời.

Bố có riêng mái ấm, mẹ đi bước nữa, hai chị em không mà thành côi cút,
sống với bà ngoại. Năm Vân Long 12 tuổi, ba bà cháu tản cư khỏi Hà Nội,
luôn thấp thỏm di chuyển, thay đổi nơi ở và trường lớp tránh những đận
càn quét của giặc Pháp… Bà ngoại đau yếu biết mình không gánh nổi việc
chăm nuôi hai cháu trong cơ cảnh ấy, đã trao lại cho ông bố đa đoan cũng
đúng lúc phải gánh một gia đình cồng kềnh không kém gia đình Sao Mai
lúc lên miền núi.

Chỉ khác, một đằng phải bám vào đất mà sống mà Hà Nội không có đất

hoang, phải lên Thanh Sơn khai phá; một đằng phải sống nhờ lợi tức
thương trường cho hơn chục miệng ăn. Lúc ấy nội đô Hà Nội là môi trường
quen thuộc của ông chủ hiệu may và chủ hãng trà Phú Xuân, thương hiệu
từng hiện diện suốt Trung Nam Bắc.

Vân Long "bỗng nhiên" trở thành con ông chủ hai cơ sở ấy. Cái giá phải

trả là, ngoài giờ học ở trường, anh làm thợ gói chè cho ông chủ, nhiều khi
đến 12 giờ đêm mới được giở sách ra học bài. Thêm vài tuổi thì… sang
hơn: Được học cắt may âu phục kiêm quản lý hiệu may có tiếng ở phố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.