MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 39

cá tính kẻ sĩ hai miền Nam Bắc, kiến văn phong phú, tài hoa, ngang tàng,
nhưng cũng kiên nhẫn ít ai bằng, chịu khó học hỏi và tinh thần ganh đua
mạnh mẽ. Khi chơi thì xả láng hết mình như các anh hai Nam bộ. Khi gìn
giữ thì lặng lẽ thâm trầm hơn cả các đồ nho xứ Đoài.

- Cảm ơn ông đã đọc tôi... Liệu tôi có thể giúp gì nhỉ... Mong ông cứ làm

việc độc lập với văn bản…

Thống nhún vai:

- Có lẽ vậy, đó cũng là quan niệm của tôi.

- Nhưng... ông kiếm cuốn sách của tôi...?

- Tôi không kiếm, tôi được chị Thiếu Mai, người phụ trách trang phê

bình báo Văn Nghệ của ông Nguyên Ngọc chuyển cho cả một lô sách của
Nhà xuất bản Lao Động trong đó có cuốn của ông...

Những năm tám chín, khi Ma Văn Kháng làm Tổng biên tập Nhà xuất

bản Lao Động, ai có sách được in dưới nhãn mác đó coi như vượt qua được
một cửa ải khắt khe của văn chương. Chắc hẳn tôi gặp may...

- Ông đọc xong rồi chứ? Làm sao mà ông phải đọc?

Cười. Một cái nghiêng đầu bí hiểm.

- Thì đọc chứ làm sao nữa? Đọc là nghề của tôi... Tôi bây giờ đang mới

bắt đầu học đọc một cách nghiêm túc...

Nghiên cứu sinh văn chương mà lại nói đang học đọc! Tôi thấy lạ, nhưng

sắc diện anh ta thì nghiêm lạnh như ông thầy vừa đọc đề thi cuối cấp.
Không ngờ, Thống lại dẫn tôi sang một vấn đề khác, tưởng không liên quan
gì, nhưng hóa ra cũng chỉ là mặt kia của đồng xu:

- Học sinh của chúng ta trước nay hầu như được các thầy cô đọc hộ, nghĩ

hộ, cảm hộ và tôi cũng ít nhiều là sản phẩm của hệ thống giáo dục cổ điển
xã hội chủ nghĩa đó. Đọc phải tự mình tiếp xúc với văn bản, hiểu thấu đáo
thì mới có thể cảm nhận và đánh giá chính xác. Biết vậy, nên bây giờ có dịp
đi học lại, thì học đọc có sao...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.