MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 44

- Dạ, độc hành vốn là con đường của các bậc thầy... mong chóng tới ngày

độc hành... thưa thầy!

Chủ nhà xếp chỗ thầy trò Đỗ Ngọc Thống vị trí trang trọng nhất bàn để

hiệu trưởng hiệu phó kẹp cứng hai bên. Mấy cô giáo mặt hoa da phấn đang
theo học thầy Thống thì ngồi nép một góc với nhau, cười rúc rích. Cụ Mạnh
nắm tay che miệng khụt khịt như đang có chuyện nghiêm trọng sắp xảy ra.

Trò Thống liền đứng dậy xua tay.

- Ôi, các thầy ơi, uống rượu nói chuyện văn chương mà bày cơm rang

cạnh cơm nguội, để sắn với khoai còn hơn... Thôi cho phép tôi làm trưởng
ban tổ chức...

Hiệu trưởng Viết đắn đo:

- Tôi sợ không tiện cho giáo sư...

- Anh Viết ơi, thầy em Tết chỉ mê mỗi hoa đào. Quất, bưởi, cam không

dám mua về bày vì sợ thấy mình già...

Tức thì Thống khoát tay nhắc nhở nhân viên nhà hàng chuyển vị trí mấy

bình hoa tươi vào trung tâm bàn tiệc, rồi mới quay ra với các cô giáo nhưng
vẫn đang làm học trò:

- Thôi nào các trò ngồi lại đội hình nhé... cái đẹp tự nhiên của con người

cũng chính là cái đẹp của tạo hóa bằng ngôn ngữ hình thể, cũng vĩ đại
không kém gì ngôn ngữ văn chương bác học mang lại cảm thụ mỹ học...

Mọi người yên vị, ai cũng có vẻ trút được sự căng thẳng khách khí. Tôi

bỗng cảm được không khí đặc biệt của các giáo chức, giữa họ vừa là cấp
trên, cấp dưới, là đồng nghiệp và trên hết là tình thầy trò. Người trên có thể
gọi người dưới là anh, là chị, nhưng người dưới dứt khoát không dám
suồng sã gọi người trên bằng sếp, bằng bác bằng chú, mà chỉ một điều thầy
hai điều cô. Ngay cả đồng tuế, đồng niên họ cũng trịnh trọng thưa gửi thầy
thầy cô cô. Một khu vực đời sống công chức hiện đại vẫn lưu giữ được
phong đạo của cha ông - chắc duy nhất chỉ có nghề giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.