MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 80

- Tiếc đào núi nên cố tha lôi. Nhưng lão bảo hôm nay thì ai là người cần

đào nữa. Người ta đã mua đào cúng từ tuần trước rồi… Chị Khuê (Lê Minh
Khuê) cũng đã có đào. Mụ Thư (Nguyễn Thị Anh Thư) và mụ Huệ
(Nguyễn Thị Thu Huệ) vừa mới điện thoại mời mang đào đến cho cũng lắc
quầy quậy.

Yên lặng Hồ Anh Thái nhìn dòng người trượt trôi xuôi ngược.

Tôi không ngạc nhiên. Dù hôm nay là chiều Ba mươi Tết. Tôi luôn gặp

người Hồ Anh Thái luôn ở khoảng giữa của hai chuyến đi. Đi là để tìm
mình, đối chiếu mình với những thân phận khác nhau, trên mỗi tọa độ địa
văn hóa khác nhau. Không rõ một năm Hồ Anh Thái ngồi máy bay bao
nhiêu thời gian, ngồi ô tô, tàu hỏa bao nhiêu ki-lô-mét? Nhưng nếu Hồ Anh
Thái nói rằng hiện nay ở nhà, thì có nghĩa là Hồ Anh Thái đang ngồi viết
lại những khoảnh khắc cô đơn ngẫm nghĩ, suy tư trên mỗi cung đường.

Nhưng biết đâu, đó là võ đoán. Người ta đôi khi di chuyển cũng chỉ là

lấy lại sự yên tĩnh, lấy lại sự bình ổn khó lòng tìm thấy trong môi trường
quen thuộc, chán nhàm.

- Thế sao ông không cho ai ngay đi cho đỡ vướng. Tội gì tha lôi cho

nhọc xác…

Bỗng Thái đanh giọng.

- Thế lão tưởng có hoa đẹp thế này cho người ta mà dễ à? Không khéo

lại bị dính chửi ấy chứ. Cứ hượm đã. Từ từ đã. Ta cứ lượn một vòng quanh
đây xem có ai quen. Đằng nào mà chẳng cho không. Nhưng cầm một cành
đào thế này mà đi giữa Hà Nội lúc này nó đặc biệt lắm. Dễ bị nhìn lắm…

Tôi ngỡ ngàng nhận ra một nét lạ bên trong anh. Chẳng bù trong văn

chương, Hồ Anh Thái hầu như không tả cảnh, tả vật tỉ mẩn. Tất cả hoa lá
thiên nhiên cỏ cây trong tác phẩm của Hồ Anh Thái đều là những đường
nét trực cảm, khái quát đến tối giản của hội họa hiện đại. Tối giản mà người
đọc vẫn cảm nhận được không gian thiên nhiên một cách cụ thể...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.