- À! Ông tôi giữ chìa khóa, - chú bé má phính trả lời ra vẻ bí mật. - Nếu
ông muốn xem bức chân dung ấy, tôi sẵn sàng đánh liều hỏi ông tôi.
- Liều ư! - Chàng trai nói. - Ông chủ của chú có phải là một ông hoàng.
- Nào tôi biết đâu, - chú bé đáp.
Hai người nhìn nhau một lúc, cả hai người cùng ngỡ ngàng. Chú bé làm
công thấy khách lạ im lặng thì tưởng là bằng lòng, liền bỏ anh đứng lại một
mình trong gian buồng. Có bao giờ anh lao mình vào khoảng mênh mông
của không gian và thời gian khi đọc những tác phẩm về địa chất học của
Cuvier[62]? Được thiên tài của ông lôi cuốn, anh có thấy mình liệng bay
trên vực thẳm không bờ của quá khứ, như được bàn tay của một pháp sư dìu
đỡ? Khi khám phá ra từ khoảnh này đến khoảnh khác, lớp này đến lớp
khác, dưới những mỏ đá ở Montmartre hay trong những phiến nham thạch
núi Uran, những cơn vật mà xương cất thạch hóa thuộc về những nền văn
minh thái cổ, tâm hồn đâm kinh hãi né trông thấy hàng tỉ năm, hàng triệu
dân tộc mà trí nhớ yếu ớt của con người, mà truyền thống thần thánh bất
diệt đã quên lãng, và đám tro tàn ấy bị đẩy lên trên mặt đất chúng ta, cấu
tạo thành lớp đất sáu tấc[63] rồi nảy sinh ra cho ta bánh và hoa. Phải chăng
Cuvier là nhà thơ lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta? Huân tước Byron đã
từng tái hiện bằng từ ngữ một số xúc động tinh thần; nhưng nhà tự nhiên
học bất tử của chúng ta đã tái tạo những thế giới bằng mớ xương trắng, đã
như Cadmus[64] tái lập những đô thành bằng những chiếc răng, đã làm
sống lại mọi bí mật động vật học của hàng nghìn khu rừng bằng mảnh vải
than đá, đã tìm ra những cư dân khổng lồ trong bàn chân của một con voi
ma mút[65]. Những hình tượng đó dựng lên, to lớn dần và trần thiết những
khu vực ăn nhịp với tầm vóc đồ sộ của chúng. Ông là nhà thơ bằng những
con số, ông tác tuyệt ở chỗ đặt một con số không bên cạnh con số bảy, ông
làm thức dậy cõi hư vô mà không phải niệm những lời thần chú huyền diệu;
ông mân mê một mảnh thạch cao, nhận thấy ở đó một vết tích, và kêu lên:
"Này xem". Bỗng chốc những đá hoa hóa thành động vật, cái chết được hồi