ngây dại.
- Thế có khi nào ông nằm mơ thấy họ không? - Raphaël hỏi.
- Có thời hiệu chứ! - Tay sát nhân giàu sụ nói.
- Rồi trên mộ hắn, - Emile giọng chua chát kêu lên - kẻ giữ nghĩa địa sẽ
ghi: Khách qua lại, hãy rỏ một giọt nước mặt nhớ thương ông!
- Ồ, - anh nói tiếp, - tôi sẽ biếu hẳn một trăm xu cho nhà toán học nào
bằng một đẳng thức đại số chứng minh được sự tồn tại của địa ngục.
Anh tung một đồng xu lên và kêu:
- Ngửa là về Trời!
- Cậu đừng nhìn, - Raphaël vừa nói vừa bắt lấy đồng tiền, - biết thế nào?
Cái ngẫu nhiên rất tức cười.
- Chao ôi! - Emile nói với kẻ khôi hài buồn thiu, - tôi không nhìn thấy
chỗ đặt chân giữa kỷ hà học của kẻ không tin vào kinh Pater noster[40] của
Giáo hoàng. Chà! Uống đi! Trinc, theo tôi nhớ, là lời sấm của chiếc chai
thần [41] và dùng để kết thúc truyện Pantagruel.
- Chúng ta nhờ có kinh Pater noster - Raphaël đáp, - mà có nghệ thuật,
đền đài, có lẽ cả khoa học của chúng ta; và, lợi ích lớn hơn nữa, những
chính thể hiện đại của chúng ta, trong đó một xã hội rộng lớn và phong phú
được năm trăm khối óc đại diện, ở đó những lực lượng đối lập trung lập hóa
lẫn nhau và để mọi quyền hành cho văn minh, vị nữ hoàng đồ sộ thay ông
vua, cái nhân vật cũ kỹ và kinh khủng ấy, thử số mệnh giả hiệu mà con
người tạo ra và đặt giữa trời và họ. Trước bao nhiêu công trình thành tựu
đó, chủ nghĩa vô thần xuất hiện như một bộ xương không sinh đẻ được. Cậu
nghĩ sao?