HỘI CHỨNG NGẠI CỐ GẮNG
Những học sinh có Tư Duy Cố Định xem việc chuyển tiếp từ cấp 2 sang
cấp 3 như một sự đe dọa. Việc chuyển cấp đe dọa sẽ làm lộ ra những điểm
yếu của họ và biến họ đang từ người chiến thắng thành kẻ thua cuộc. Với
những người như vậy, tuổi dậy thì là một bài kiểm tra lớn: Mình thông minh
hay ngu dốt? Mình xấu hay đẹp? Mình trông ngầu hay mọt sách? Mình
thắng hay thua? Trong Tư Duy Cố Định, thua một lần là thua mãi mãi.
Có thể dễ dàng thấy rằng rất nhiều những trẻ đang tuổi dậy thì dồn
những tài nguyên của chúng không phải vào việc học, mà vào việc bảo vệ
cái tôi của chúng. Và một trong những cách làm điều này là không cố gắng.
Và đó là ngay cả những học sinh sáng giá nhất như cô bé Nadja Saleno-
Sonnenberg đã từ bỏ mọi thứ. Những học sinh có Tư Duy Cố Định nói với
chúng tôi rằng mục tiêu của chúng ở trường – bên cạnh việc tỏ ra thông
minh – là bỏ ra càng ít công sức càng tốt. Chúng cùng đồng tình với những
ý kiến như:
“Ở trường, mục tiêu của tôi là làm mọi việc một cách dễ dàng. Như
vậy thì tôi sẽ không phải làm việc chăm chỉ nữa.”
Hội chứng ngại cố gắng này đôi khi được hiểu như cách những đứa
trẻ tuổi dậy thì muốn chống đối ba mẹ, nhưng đôi khi đó là cách những đứa
trẻ có Tư Duy Cố Định bảo vệ bản thân chúng. Chúng dịch những lời nhắc
nhở của người lớn thành “Giờ thì ba mẹ sẽ đánh giá và xem con làm được
những gì.” Và chúng phản hồi: “Đã thế con sẽ không làm gì hết.”
John Holt, một nhà giáo dục vĩ đại nói rằng đây là những trò chơi
mà tất cả chúng ta đều chơi trong khi những người khác ngồi ngoài đánh
giá. “Những học sinh tệ nhất ở trường, tệ nhất mà tôi từng biết, khi ở ngoài