Cố Định, rằng thiên tài không cần đồng đội. Họ chỉ cần những kẻ “cuồng
mộ” – những người giúp đỡ thực hiện những ý tưởng tuyệt vời của họ mà
thôi.
Đừng quên rằng những “thiên tài” này thậm chí còn không muốn có
đồng đội. Những người có Tư Duy Cố Định muốn họ là con cá lớn duy
nhất, để khi họ so sánh bản thân với những người xung qaunh, họ luôn thấy
mình ở một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt. Chưa bao giờ tôi đọc được
những chương trình về huấn luyện và phát triển nhân viên trong những
cuốn tiểu sử về những nhà CEO có Tư Duy Cố Định. Ngược lại, trong
những câu chuyện về Tư Duy Phát Triển, lúc nào cũng có những mối quan
tâm về trau dồi nhân lực và những bàn luận sâu sắc về chủ đề ấy.
Cuối cùng, giống trong trường hợp của Enron, những “thiên tài”
này từ chối nhìn vào khiếm khuyết của mình. Collins nói: chuỗi của hàng
tạp hóa của công ty từ-tốt-tới-vĩ-đại Kroger không tránh né mà nhìn thẳng
vào những dấu hiệu nguy hiểm vào năm 1970 – những dấu hiệu cho thấy
các cửa hàng tạp hóa truyền thống đang dần trở nên “tuyệt chủng”. Trong
khi đó, đối thủ của Kroger, A&P, đã từng là công ty bán lẻ lớn nhất thế
giới, lại lờ đi những dấu hiệu ấy. Ví dụ, khi A&P mở một loại cửa hàng
mới, một siêu thị chẳng hạn, nếu cửa hàng đó gặt hái được nhiều thành
công hơn loại hình cửa hàng cũ, họ sẽ đóng nó lại. Đây không phải là thứ
họ muốn thấy. Ngược lại, Kroger loại bỏ hoặc thay đổi từng cửa hàng một
trong số những cửa hàng không còn phù hợp với loại hình siêu thị mới và
tới cuối năm 1990, nó đã trở thành chuỗi cửa hàng tạp hóa số một cả nước
(Mỹ).