Rồi hạ giá trị cổ phần từ 63,69 USD xuống còn 4,43 USD một cổ phiếu.
Cuối cùng bạn sẽ còn lại gì? Công ty Xerox.
Đó chính là tình trạng của Xerox khi Anne Mulcahy nhận tiếp quản
lại vào năm 2000. Không những công ty không đa dạng hóa sản phẩm, nó
thậm chí còn không tiếp tục bán các máy copy – thứ làm nên thành công
của công ty nữa. Nhưng 3 năm sau, Xerox có tới 4 quý liên tiếp có lãi, và
năm 2004, Fortune mệnh danh Mulcahy là “người biến chuyển thành công
nhất từ thời Lou Gerstner”. Cô ấy đã làm thế nào?
Cô ấy bật chế độ không ngừng học hỏi, tự biến cô thành vị CEO có
ảnh hưởng sống còn tới Xerox. Cô và những người đứng đầu, như Ursula
Burns, học mọi điều căn bản nhất về tất cả mọi thứ trong ngành in. Ví dụ,
như nhà báo của Fortune Betsy Morris giải thích, Mulcahy phải học lại từ
bảng cân đối. Rồi cô học về nợ, hàng tồn kho, thuế, và ngoại tệ để có thể dự
đoán xem các quyết định cô đưa ra sẽ có ảnh hưởng thế nào tới bảng cân
đối. Mỗi cuối tuần, cô lại mang về hàng tá sách và ngấu nghiến chúng như
thể thứ hai đầu tuần có bài kiểm tra cuối kì vậy. Khi cô mới tiếp quản công
ty, mọi người ở các bộ phận ở Xerox không thể cho cô những câu trả lời rõ
ràng về những gì họ đang có, những gì họ đã bán, và ai là người chịu trách
nhiệm. Cô trở thành vị CEO biết câu trả lời cho những câu hỏi đó và biết
chỗ để tìm chúng.
Cô rất mạnh mẽ. Cô cho mọi người thấy những sự thật trần trụi – sự
thật mà họ không muốn thấy – ví dụ như mô hình doanh nghiệp của Xerox
không khả thi, hay công ty đang sắp cạn nguồn vốn. Cô cắt giảm 30% số
nhân sự. Nhưng cô không giống với Al “lưỡi cưa” (Biệt danh của Al
Dunlap). Ngược lại, cô tự gánh chịu những cảm xúc đến từ quyết định của
mình, đi lại khắp công ty, nói chuyện với các nhân viên, và nói “Tôi xin lỗi
[vì buộc phải sa thải anh/cô]”. Cô rất cứng rắn, nhưng cũng rất dễ cảm