kịp ngăn bản thân mình, tôi đã buột miệng: “Anh giỏi quá!”. Hẳn nhiên, tôi
cảm thấy rất xấu hổ về điều tôi vừa làm, và khi thấy biểu cảm trên khuôn
mặt tôi, anh vội lại gần trấn an tôi: “Anh biết em nói lời khen đó với dụng ý
của một Tư Duy Phát Triển. Rằng anh đã tìm kiếm các chiến thuật khác
nhau [để giải vấn đề ấy], miệt mài suy nghĩ về nó, thử đủ các cách, và cuối
cùng là giải được nó.”
Tôi cười hài lòng, “Vâng, đúng là em đã muốn nói như vậy
đấy.”
Phụ huynh nghĩ rằng họ có thể đưa cho con cái họ một sự tự tin
không thể suy chuyển – như một món quà – bằng cách khen chúng về trí
tuệ và tài năng. Nó không thực sự hiệu quả, và thực tế là phản tác dụng. Nó
làm trẻ con nghi ngờ về bản thân chúng ngay khi có việc gì đó khó khăn
hay không như ý chúng muốn xảy ra. Nếu cha mẹ muốn trao cho con mình
một món quà, món quà quý giá nhất là dạy chúng biết yêu thích những thử
thách, lấy động lực từ những sai lầm, cố gắng trong vui vẻ, luôn tìm kiếm
những chiến lược mới, và không ngừng học hỏi. Làm được điều đó, con cái
họ sẽ không trở thành nô lệ của những lời khen. Chúng sẽ có cả cuộc đời để
xây dựng và chỉnh đốn lại sự tự tin của mình.
THÔNG ĐIỆP VỀ QUÁ TRÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
Thế có cách nào khác để khen về tài năng hay trí tuệ không? Lời trấn an
của David đã cho chúng ta một gợi ý. Một trong những sinh viên của tôi kể
chuyện sau:
Cuối tuần vừa rồi, em trở về nhà để thấy đứa em gái 12 tuổi của em
đang rất phấn khích khi từ trường về. Em hỏi nó xem có gì vui thế, nó trả
lời: “Em đạt được