Nếu con người hiện đại có ý muốn thu thập kinh nghiệm về hình
ảnh cổ trực tiếp của thời cổ, xuất phát điểm chỉ có thể là Hi Lạp.
Điều này không chỉ vì hình ảnh cổ trong các ý tưởng của Platon
gần gũi nhất với con người hiện đại, mà trong một số trường hợp nhất
định, dù quá sức để hiểu đi chăng nữa, vẫn có thể hiểu được. Nói như
vậy chủ yếu vì trong di sản Hi Lạp các hình ảnh cổ bản thân chúng đã
tự nói lên tất cả.
Thần thoại Hi Lạp, truyền thuyết, bi kịch, siêu hình học, điêu
khắc, kiến trúc không là gì khác ngoài sự miêu tả các hình ảnh cổ. Các
vị thần, những người anh hùng, các số phận bi thảm, những hình ảnh
của các nhà tư tưởng trước thời của Socrat: là nước, là lửa, là sự vô tận,
con số, nguyên tử, toàn bộ kí hiệu của sự sống, là ý nghĩa và bí ẩn đích
thực của chúng: ý tưởng, hay chính là hình ảnh cổ bộc lộ ra từ đó.
Tất cả, những gì có trước di sản Hi Lạp, đối với con người hiện
đại không thể, hoặc rất hãn hữu mới có thể hiểu được, ngoại trừ có lời
giải thích; một phần di sản Do Thái, Iran, Trung Quốc, Ai Cập người ta
không theo kịp nổi; di sản Mĩ cổ chỉ còn lại trong những mảnh vỡ nhỏ
không đáng kể.
Trong thời kì, khi “các thiên thần vẫn còn đi lại trên trái đất”, có
một quan niệm chung cho rằng dưới hình thái bệnh lí mang tên sự minh
mẫn (clairvoyance) người ta có thể nhận ra các di sản này như một cá
biệt.
Giữa những dấu hiệu mô tả nhận thức về thời cổ, quan trọng nhất
là thế giới giác quan phi giới hạn đối với nhận thức. Các sinh linh, sự
vật, sự việc không phản ánh ngược lại nhận thức của con người, mà
người ta gán chúng thêm vào nhận thức mà thôi; cùng với điều này tất
nhiên tầm nhìn của con người cũng không chỉ là tầm thị giác cảm giác.
Thế giới vật chất không phải là một loạt các sự vật tách khỏi nhau;
và chủ yếu chúng không phải một loạt các sự vật có hình thù đã xác
định, tách rời nhau. Không có giới hạn rõ ràng bởi vật chất không có
giới hạn.