Linh hồn sống trong thế gian vật chất rất hãn hữu nhớ lại mơ hồ
trạng thái trong sạch cổ. Cái ngự trị linh hồn giờ đây là sự đờ đẫn vì vật
chất. Nếu linh hồn nhớ lại, dù rất ít về trạng thái sáng sủa của nó, nó sẽ
nhận ra rằng sự thức tỉnh từ cái chết không hề tự nhiên, mà theo đúng
nghĩa của từ ngữ đấy là khoảnh khắc trái tự nhiên, siêu nhiên. Và khi
linh hồn ngày càng thức tỉnh hơn, dần dần sẽ nhận rõ hơn, sự tái sinh từ
thế gian vật chất thực ra là sự sống lại, sự phục sinh.
Huyền thoại ghi nhận biến cố này khi cho rằng Thượng Đế đã tách
ánh sáng ra khỏi bóng tối. Ở Palestine đấy là Jahve, ở Peru là Virakocsa
tạo ra ánh sáng, trong thứ ánh sáng này con người hóa đá, tê liệt, biến
thành đất một lần nữa để có thể thức tỉnh. Thượng Đế từ cát bụi sinh ra
và hà hơi thở cho nó lần nữa. Ở Alexandria người ta gọi sự ra đời tất
nhiên là genesxis còn sự thức tỉnh là ta geneszia. Bởi bản thân sự ra đời
tất nhiên không mang ý nghĩa gì nếu không cùng lúc là sự thức tỉnh của
linh hồn.
Trong trạng thái thức tỉnh sau một chấn động dữ dội, linh hồn một
lần nữa mở ra. Nó gặp lại mình, không phải trong sự sống, mà chỉ trong
đời sống. Truyền thống không diễn đạt được trạng thái đời sống bằng
một từ duy nhất vì nó không biết đến trong trạng thái cổ. Khả năng đặt
tên chính xác dành cho con người đã bị mất; còn lại chỉ là sự đặt tên
mang ý nghĩa tượng trưng; nhưng những hình ảnh tượng trưng của thời
cổ cũng mất, bởi vậy con người lịch sử gần như chỉ sống với những
khái niệm câm và mù lòa.
Có thể đánh dấu trạng thái cổ của sự sống bằng các khái niệm như:
sự thống nhất của kiến thức và tình yêu thương: là hình ảnh trái tim bốc
lửa. Thời điểm thức tỉnh là lúc con người đã không còn sự sống, chỉ
còn đời sống. Và trạng thái đời sống này một lần nữa chỉ có thể diễn
đạt một cách thiết thực hai chiều bằng hai từ: sự sợ hãi và sự đau khổ.
Thống nhất hai từ này là một sự bất lực. Tại sao? Bởi vì nơi hai từ
này gặp nhau nằm xa khung diễn giải của ngôn ngữ ngày nay, bởi vì sự
diễn giải muốn đời sống dính mắc với cội rễ của nó, nhưng trong trạng