MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 1 - Trang 21

3. “Thời Trục” trong cách nhìn khác của

Hamvas Béla

Bên cạnh các nhà văn và nhà tư tưởng Nga như Dostoevsky,

Tolstoi, Berdjaev, Shestov, Merezhkovsky và Soloviev, Hamvas Béla
rất thích đọc Kierkegaard, nhất là Nietzsche, Camus, Heidegger và
Jaspers. Chịu ảnh hưởng của Jaspers, nhưng, trong mối quan tâm đặc
biệt đến phạm vi và ý nghĩa của những sự kiện liên quan đến “Thời
Trục” - ngay trong những trang mở đầu của Minh triết thiêng liêng,
Hamvas đã có cách nhìn hoàn toàn khác, dù ông không bao giờ dùng
thuật ngữ “Thời Trục”.

Hamvas khiến ta nhớ đến Johan Huizinga, người đã có cách nhìn

khác hẳn Jacob Burckhardt

*

về thời Phục Hưng. Hình ảnh quen thuộc

về thời Phục hưng - giai đoạn kết thúc thời Trung cổ - được định hình
như là một khởi đầu mới mẻ, hoành tráng nhờ công trình kinh điển của
nhà lịch sử văn hóa Jacob Burkhardt đã bị Huizinga lật ngược lại. Dưới
con mắt của Huizinga, thời Phục hưng là sự cáo chung của một thời
đại, một thứ “fleur du mai” kiểu Baudelaire, hơn là một sự khởi đầu
mới

*

. Ở đây cũng thế, hình ảnh “Thời Trục”, với Jaspers, được xem

như một sự đoạn tuyệt triệt để với quá khứ, được đánh dấu bằng những
nhân vật ưu tú, những định chế và những nhãn quan mới mẻ về chất so
với thời đại thần thoại. Ngược lại, dưới mắt Hamvas, những tư tưởng
lớn của “Thời Trục” không có gì khác với thời đại trước đó.

Hệ quả của cách nhìn này là: nếu các tư tưởng của “Thời Trục”

không phải là mới mẻ, thì, thay vì nhấn mạnh đến sự đoạn tuyệt, cần
phải tiếp cận và xem xét kĩ lưỡng nền “minh triết” tưởng như đã được
thay thế trong “Thời Trục”. Câu hỏi về “truyền thống” cần được đặt lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.