Mục đích của sùng kinh không phải sự hưởng lợi; sùng kính phục
vụ cho ánh sáng; mục đích những hoạt động thiêng liêng của con người
cổ là hiện thực hóa các sức mạnh tinh thần, và các sức mạnh tinh thần
đã hiện thực hóa không mang lợi đến cho cái TÔI cá nhân, mà thánh
hóa cho khắp trái đất và nhân loại sự trù phú, thịnh vượng, cho cái đẹp,
sự bình yên, cho hòa bình và sự rạng rỡ.
Sự phục vụ của con người cổ bí ẩn và không thể nắm bắt. Không
ai có thể nói, cái gì là quy luật của hoạt động thánh hóa. Không ai có
thể sắp đặt nổi các quy tắc của sự phục vụ ánh sáng. Con người, như
Kinh Dịch nói: giúp đỡ thần thánh một cách bí ẩn. Không phải giúp bản
thân mình mà giứp các thần linh.
Và các sức mạnh thiêng không giữ lại cho bản thân nó, mà được
đem ra phân phát cho trái đất; cho sự tăng trưởng, sự phì nhiêu, sự giàu
có, cho hòa bình, cho sự sống đã thánh thiện hóa, cho con người bánh
mì, quần áo, nhà cửa, bếp lửa, tư tưởng, cái đẹp và cái sọt đan bằng
cành liễu.
6.
Sự sùng kính là hoạt động thiêng của việc chăm sóc thế gian vật
chất. Và nguồn gốc của sự canh tác đất đai không phải là con người
chia chác cướp bóc đất đai mùa màng giống như những con thú hoang
đói khát, mà con người gieo hạt lúa dành cho tổ tiên đã chết. Tại Ai
Cập điều này vẫn có thể nhận ra rất rõ ràng: “khi con trai của người
gieo lúa mạch đen và lúa mì, nó làm để nuôi dưỡng người cha cùng với
nó”. Tất cả mọi hoạt động canh tác mùa màng đất đai đều là sự sùng
kính, sùng bái, là sự phục vụ, là hoạt động thiêng.
Quanh các ruộng lúa, các nhà thờ và các ngôi mộ đều được
khoanh vùng. Tại đây con người thực hiện những cử chỉ sùng bái đầu
tiên, khi “phủ các hạt bằng đất”. Đây là hành động đầu tiên của sự