Mọi sự sùng bái: thể hiện sự vật trong hiện thực hoàn toàn của
chúng, nâng những khả năng ẩn náu bên trong chúng lên cao hơn giáo
dục, nghĩa là làm cho các sự vật giàu có hơn, đẹp hơn, nở hoa hơn,
đúng đắn hơn, hay nói cách khác đặt chúng quay lại vòng quay cội
nguồn của chúng.
Giáo dục của con người nghĩa là một lần nữa đặt con người vào vị
trí cội nguồn của họ, trong toàn bộ cái đẹp của họ, trong sự giàu có và
chân chính của họ. Sự giáo dục này là yoga. Trong yoga kẻ hoạt động
thực hành giáo dục - con người, gặp kẻ được giáo dục: đã được linh
thiêng hóa - gặp con người.
Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm hiện đại cho rằng sự
khổ hạnh làm biến đổi con người. Cần phải giữ gìn ý nghĩa cội nguồn
của nó: sự khổ hạnh không tước trần con người khỏi bản chất cội nguồn
của nó mà trái lại: con người được cởi bỏ thế gian vật chất, một lần nữa
trở về bản chất thực của mình.
Khi yoga Tây Tạng tuyên bố trên thế gian không có gì để dựng
xây cả, chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phá vỡ, phá bỏ đến tận những
nền tảng cơ bản nhất, thoạt nghe có vẻ rất mâu thuẫn. Nhưng không.
Yoga Tây tạng cũng như các yoga khác đều nói như vậy: con người cởi
bỏ mọi ràng buộc từ bản chất vật chất hư vô để giữ lại mình và được
cứu vớt. Cần từ bỏ toàn bộ. Bản chất cội nguồn của con người chỉ có
thể lấy lại, nếu cái TÔI vật chất hoàn toàn bị tháo gỡ và phá vỡ. Chỉ lúc
đó mới tạo dựng nổi bản chất cội nguồn ấy.
Con người trong thế gian vật chất thô bạo, rối loạn, nghiêng ngả,
hèn hạ, nhỏ nhen, bị hạn chế, u mê, bồn chồn, bất lực, mơ hồ, ghen tị
keo kiệt, kiêu căng. Đây không phải trạng thái và hình dạng cội nguồn
của con người mà là trạng thái và hình dạng con người đã bị rơi và
chìm ngập vào tội lỗi. Trong khổ hạnh, bản chất đích thực của linh hồn
người từ từ thực hiện hóa trở lại. Đấy là đặc tính cội nguồn của sinh
linh người: quá trình anh hùng hóa.