5. Kitô giáo và truyền thống
Cũng như nhiều người cùng thế hệ, Hamvas ít có thiện cảm với
Kitô giáo hiểu như tôn giáo đã được định chế hóa, ít nhiều xơ cứng,
thậm chí thiếu khoan dung như bản thân chế độ “Kitô giáo dân tộc” cai
trị Hungary trong thời gian giữa hai cuộc Thế chiến. Ông quay sang
đọc Nietzsche của Kẻ phản-Kitô. Không phải ngẫu nhiên mà trong
phần đầu của Minh triết thiêng liêng, Hamvas không bàn đến Kitô giáo,
nhưng (có lẽ cũng lại từ Nietzsche?), ông dần dần thay đổi thái độ và
suy nghĩ.
Tất nhiên còn có lí do khách quan. Kitô giáo - hiểu theo nghĩa chặt
chẽ - là hiện tượng về sau, không thuộc về “Thời Trục” vốn là quan tâm
chủ yếu của ông. Như đã nói, Hamvas, không dùng từ “Thời Trục”, mà
dùng cách nói khác: “thời tới ngưỡng” (liminal), kết thúc với Plato, và
cho rằng từ sau Plato, ta đã sống trong “thời khải huyền”. Việc đánh giá
lại Kitô giáo mở ra cho ông viễn tượng mới và niềm hi vọng mới.
Luận điểm ở đây tương đối giản dị. Giáo thuyết Kitô giáo, theo
cách nhìn của Hamvas như ta đã biết, không thể hiện điều gì thật sự
mới mẻ, vì, về cơ bản, vẫn đồng nhất với các truyền thống thiêng liêng
trước đây. Đó là lí do giải thích tính phổ quát và tiềm lực phát triển của
nó. Hiểu theo nghĩa ấy, Kitô giáo không phải là một cuộc cách mạng, là
lời kêu gọi trở lại với trật tự và sự tiết độ trong các truyền thống khác
của “Thời Trục”. Nhưng, lời kêu gọi ấy là triệt để, cấp tiến và kiên
quyết trước hiểm họa của sự hỗn loạn và đồi bại.
Chỗ đáng nhấn mạnh là thực sự mới mẻ của Kitô giáo chính là
tầm quan trọng dành cho “tình yêu thương”, một đặc điểm tuy có
nhưng còn khá mờ nhạt trong các truyền thống trước đó. Tình yêu