II. Sự tỉnh táo
1.
Kẻ canh giữ tinh thần cổ đại là cuốn sách thiêng của Ấn Độ: Veda.
Từ Veda bắt nguồn từ vidja và có liên quan tới từ Latin videre, có
nghĩa là nhìn và thấy. Điều đầu tiên Veda nói đến là cảnh và hình ảnh.
Không chỉ là hình ảnh con người nhìn thấy ban ngày mà cả hình ảnh
trong giấc mơ và trong trí tưởng tượng; có vẻ không chỉ là hình ảnh của
các sự vật mà cả nội dung và ý nghĩa của sự vật nữa, cùng tất cả những
gì xảy ra, kết nối và tách rời các sự vật.
Bởi vậy nếu giải thích vidja chỉ là nhìn và thấy, ý nghĩa của nó bị
thu hẹp. Đúng hơn, vidja có nghĩa là: tri thức, kiến thức.
Guénon theo quan điểm này. Theo ông: Veda là kiến thức về mọi
sự vật, sự việc trên thế gian, là kiến thức cổ vĩnh cửu và thiêng liêng.
Là kiến thức gốc rễ của trí tuệ về các sự vật. Hiểu như vậy đơn giản và
rộng hơn. Nhưng hiện thực còn đơn giản hơn nữa, và tầm quan trọng
của nó vô hạn.
Veda (vidja) thực chất có nghĩa là: sự tỉnh táo. Veda bảo vệ sự tỉnh
táo, bảo vệ và truyền tiếp; đây là tinh thần của thời cổ, là bản chất của
thời gian trước thời lịch sử (trước Công nguyên). Nhiệm vụ của Veda
có một không hai, đánh thức, mang lại và duy trì sự tỉnh táo. Không
dạy nhìn và thấy, dạy để biết lại càng ít hơn.
Để có kiến thức, con người cần phải thấy; nhưng để con người
thấy, cần sự tỉnh táo. Từ một giấc mộng là đời sống người trên thế gian
vật chất, Veda đánh thức; nó phá vỡ đời sống khép kín và khai mở đời
sống; Nó nêu ý nghĩa đích thực của sự vật, mở mắt cho con người và