MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 1 - Trang 55

mục đích sống, lí tưởng, nỗi đam mê, danh vọng. Luôn có một cái gì đó
kế tiếp từ cái Tôi, và là mục đích của cái Tôi.

Hiện thực thật sự chỉ thấy như kẻ bị trói trước cửa ra của một cái

hang, kẻ chỉ nhìn thấy những cái bóng chạy vụt qua. Và mức độ chìm
đắm trong mê muội phụ thuộc bởi ai coi những hình ảnh mộng nào là
hiện thực, đến mức độ nào, coi những thất bại và sự hào nhoáng là sự
thật đến đâu, coi mơ hồ là trạng thái tỉnh táo đến mức nào.

Cho đấy là sự thật đến mức nào những gì chỉ có trong cái Tôi: tư

tưởng, cảm giác, quan điểm, lí thuyết, sự đánh giá. Càng kiêu ngạo,
khinh người, tự phụ, tự tin, nghênh ngang, ích kỉ, càng mù lòa, vô thức,
ảo tưởng, hão huyền, mơ hồ, càng đờ đẫn, thui chột và mê muội.

5.

Một khía cạnh khác của Isaupanisád cho thấy kiến thức không

phải là sự tỉnh táo. Từ “kiến thức” của tiếng Sanskrit là vidnya. Vidnya
không phải là vidja. Vidnya có nghĩa là kiến thức vật chất thu được.
Trái ngược với avidnya - phi kiến thức.

Bài kinh nói thế này: “Những kẻ vô thức vật vờ trong bóng tối mù

lòa, nhưng những kẻ thu thập kiến thức cho kiến thức còn lần mò trong
bóng đen dày đặc hơn”.

Vidnyaavidnya, kiến thức duy lí và sự vô thức, hay một dạng

của sự mê muội, cả hai đều vô dụng để con người có thể hiểu và nhìn
thấy hiện thực. “Kiến thức và vô thức, cả hai đều không đủ”.

Những kẻ vô thức đi vào bóng tối mù lòa. Đúng hơn, họ đã ở đấy

sẵn. Họ là những tông đồ đang ngủ. Họ là những kẻ tưởng thời gian của
mình chưa tới. Nhưng với những kẻ này vẫn còn hi vọng. Họ có thể
nhận những cú giáng để vấp ngã và mở mắt.

Nhưng những kẻ ở trong sự tăm tối nô lệ hơn là những kẻ thu thập

kiến thức cho kiến thức. Đây là thứ kiến thức duy lí. Kiến thức duy lí là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.